- Trang chủ
- /
- Thông tin bệnh học
- /
- Các bệnh do phế cầu khuẩn
Các bệnh do phế cầu khuẩn
- Thông tin chung- Tác nhân gây bệnh: Vi khuẩn phế cầu Streptococcus pneumonie (pneumococcus) là một vi khuẩn Gram dương. S. pneumoniae là một phần bình thường của hệ sinh vật đường hô hấp trên nhưng giống với sinh vật tự nhiên, nó có thể gây bệnh trong điều kiện thích hợp, chẳng hạn như khi hệ miễn dịch của vật chủ bị suy giảm. Hơn 90 típ huyết thanh khác nhau của S. pneumoniae đã được nhận diện, khác nhau cả về thành phần của polysaccharide ở lớp vỏ phản ứng với huyết thanh lẫn khả năng gây bệnh.S. pneumoniae là nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm phổi ở cộng đồng, viêm màng não ở trẻ em cũng như người già và nhiễm trùng huyết ở những người nhiễm HIV. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính rằng mỗi năm 1,6 triệu người chết vì bệnh phế cầu khuẩn, trong đó có 600.000 đến 800.000 người lớn- Phương thức lây truyền: S. pneumoniae lây truyền thông qua hắt hơi, ho và tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh.- Triệu chứng: Khởi bệnh đột ngột, sốt cao, đau ngực, khó thở, ho ra đờm. Ở trẻ em biểu hiện đầu tiên là sốt, nôn và co giật.- Biến chứng: Viêm tai giữa, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm trùng.- Đối tượng nguy cơ: Tất cả mọi người đều có thể bị nhiễm bệnh phế cầu khuẩn; tuy nhiên trường hợp nặng thường xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, người lớn từ 50 tuổi trở lên và những người có kèm bệnh lý mạn tính.- Đối tượng được Bộ Y tế khuyến cáo tiêm vắc xin ngừa phế cầu khuẩn: Người lớn mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), viêm phổi mắc phải cộng đồng (CAP), đái tháo đường.
-
Vắc xin dự phòng
STT Tên thương mại Nhà sản xuất Bản chất Lịch tiêm Đường tiêm 1 Synflorix TM GSK (Bỉ) Là hỗn hợp chứa 1 microgram polysaccharide của các típ huyết thanh 1, 5, 6B, 7F, 9V, 14 và 23F và 3 microgram của các típ huyết thanh 4, 18C và 19F hấp phụ với nhôm phosphate, cộng hợp với protein D của Haemophilus influenzae không định típ (NTHi), cộng hợp với protein giải độc tố uốn ván. Liều dùng: 0,5 ml
Lịch tiêm: Cho trẻ sơ sinh từ 6 tuần đến 6 tháng tuổi:
• Liệu trình ba mũi cơ bản:
- Mũi 1 lúc trẻ được 2 tháng tuổi (có thể tiêm mũi đầu tiên vào lúc 6 tuần tuổi), các mũi còn lại cách nhau ít nhất 1 tháng
- Mũi nhắc lại: 6 tháng sau mũi tiêm cơ bản cuối cùng.
• Liệu trình hai mũi cơ bản:
- Mũi 1: Lúc trẻ được 2 tháng tuổi.
- Mũi 2: 2 tháng sau mũi đầu tiên.
- Mũi nhắc lại: 6 tháng sau mũi tiêm cơ bản cuối cùng.
Trẻ lớn chưa tiêm vắc xin:
• 7-11 tháng tuổi: 2 mũi tiêm, các mũi cách nhau ít nhất 1 tháng. Mũi 3 được dùng lúc 2 tuổi.
• 12-23 tháng tuổi: 2 mũi tiêm cơ bản, các mũi cách nhau ít nhất 2 tháng.
• 24 tháng-5 tuổi: 2 mũi tiêm cơ bản, các mũi cách nhau ít nhất 2 tháng.Tiêm bắp 2 PREVENAR 13® Pfizer (Mỹ) Là hỗn hợp chứa 13 típ huyết thanh polysaccharide của phế cầu khuẩn: 1, 3, 4, 5, 6A, 6B, 7F, 9V, 14, 18C, 19A, 19F, 23F cộng hợp với protein mang CRM197 và hấp phụ trên nhôm phosphat. Liều dùng: 0,5 ml
Lịch tiêm: Cho trẻ sơ sinh từ 6 tuần đến 6 tháng tuổi:
• Liệu trình ba mũi cơ bản:
- Mũi 1 lúc trẻ được 2 tháng tuổi (có thể tiêm mũi đầu tiên vào lúc 6 tuần tuổi), các mũi còn lại cách nhau ít nhất 1 tháng
- Mũi nhắc lại: Khi trẻ được 11 đến 15 tháng tuổi.
• Liệu trình hai mũi cơ bản:
- Mũi 1: Lúc trẻ được 2 tháng tuổi.
- Mũi 2: 2 tháng sau mũi đầu tiên.
- Mũi nhắc lại: Khi trẻ được 11 đến 15 tháng tuổi.
Trẻ trên 7 tháng tuổi chưa tiêm vắc xin:
• 7-11 tháng tuổi: 2 mũi tiêm, các mũi cách nhau ít nhất 1 tháng. Mũi 3 được dùng lúc 2 tuổi.
• 12-23 tháng tuổi: 2 mũi tiêm cơ bản, các mũi cách nhau ít nhất 2 tháng.
• Trên 2 tuổi: Một liều duy nhất.Tiêm bắp - Chống chỉ địnhDị ứng nặng (phản vệ) sau mũi tiêm trước hoặc với bất cứ thành phần nào của vắc xin, bệnh cấp tính, phụ nữ có thai.
Tác dụng không mong muốn- Phản ứng thông thường: Đau, sưng nóng nhẹ tại chỗ tiêm, chóng mặt, sốt nhẹ, quấy khóc, hết sau vài giờ đến 1-2 ngày, chán ăn, kích thích, chóng mặt.- Phản ứng nặng: Rất hiếm gặp phản ứng dị ứng nặng (phát ban, mề đay), phản vệ, viêm da dị ứng, co giật, giảm trương lực-giảm đáp ứng, rối loạn hô hấp, ngừng thở (ở trẻ đẻ non), tiêu chảy, nôn, sốt ≥ 390C. Một số người có thể bị sưng hạch bạch huyết, đau cơ, đau khớp.
Những điều cần lưu ýVắc xin phế cầu có thể tiêm đồng thời với bất cứ vắc xin nào khác ở những vị trí khác nhau. Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh đẻ non dương tính với HIV đã tiêm 3 liều vắc xin cơ bản trước 12 tháng tuổi có thể tiêm thêm 1 liều nhắc lại lúc 2 tuổi để tăng hiệu quả bảo vệ. Người suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải, người bị bệnh mạn tính về tim, phổi, gan, người không có lách đều cần tiêm vắc xin phế cầu.
Bài viết khác
- Bệnh Lao
- Bệnh viêm gan B
- Bệnh bạch hầu
- Bệnh ho gà
- Các bệnh xâm lấn do Hib
- Bệnh bại liệt
- Bệnh viêm dạ dày - ruột do vi rút Rota
- Bệnh viêm màng não do não mô cầu
- Bệnh cúm mùa
- Bệnh sởi
- Bệnh viêm não Nhật Bản
- Bệnh Rubella
- Bệnh quai bị
- Bệnh thủy đậu
- Bệnh viêm gan A
- Bệnh ung thư cô tử cung và các bệnh khác do HPV
- Bệnh dại
- Bệnh uốn ván
- Bệnh tả
- Bệnh thương hàn
- Bệnh sốt vàng
- Bệnh COVID-19