- Trang chủ
- /
- Thông tin bệnh học
- /
- Bệnh dại
Bệnh dại
- Thông tin chung- Tác nhân gây bệnh: Vi rút dại Lyssavirus. Vi rút bất hoạt ở 56oC trong vòng 30 phút, ở 60oC trong 5-10 phút và ở 70oC trong 2 phút. Vi rút mất độc lực dưới ánh sáng và các chất sát khuẩn ở nồng độ 2-5%. Vi rút dại được bảo tồn chủ yếu trong cơ thể vật chủ (chó, mèo,...).- Phương thức lây truyền: Qua tiếp xúc với nước dãi của động vật (chủ yếu là chó, hiếm khi là mèo hoặc các động vật hoang dại khác như cáo, chó sói, chồn, cầy…) bị nhiễm vi rút dại khi bị chúng cắn, cào gây tổn thương da, có khi lây nhiễm do giết mổ động vật bị dại.- Triệu chứng: Các triệu chứng ban đầu bao gồm sốt và đau hoặc dị cảm tại vị trí vết thương. Vi rút sau đó theo hệ thần kinh trung ương gây viêm não và tủy sống, dẫn đến tử vong. Bệnh có 2 thể: Thể cuồng có dấu hiệu kích thích vận động thái quá, hành vi kích động, sợ nước và đôi khi có sợ gió. Sau một vài ngày có thể tử vong do ngừng hô hấp, ngừng tim. Thể liệt (chiếm khoảng 30% tổng số trường hợp bệnh trên người), thường kéo dài hơn thể cuồng, cơ dần bị liệt, bắt đầu từ vị trí vết cắn hoặc cào, tiếp theo là hôn mê tiến triển từ từ rồi dẫn đến tử vong.- Biến chứng: Liệt cơ hô hấp, liệt hành tủy, phù phổi cấp, suy tim, tử vong
-
Vắc xin dự phòng
STT Tên thương mại Nhà sản xuất Bản chất Lịch tiêm Đường tiêm 1 VERORAB Sanofi (Pháp) Vi rút dại chủng Wistar Rabies PM/ WI38-1503-3M bất hoạt được điều chế trên tế bào Vero. Liều dùng: 0,5 ml
Lịch tiêm:
• Tiêm dự phòng hay tiêm trước phơi nhiễm:
- Lịch tiêm cơ bản: Tiêm bắp 3 mũi vào ngày 0, 7 và 28.
- Lịch tiêm nhắc lại: 1 năm sau.
- Các mũi tiêm nhắc sau đó: Mỗi 5 năm.
• Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm:
- Người chưa tiêm dự phòng, tiêm chưa đầy đủ hoặc quá 5 năm: Tiêm 5 mũi vào ngày 0, 3, 7, 14 và 28.
- Người đã tiêm dự phòng trong vòng 5 năm: 2 mũi vào ngày 0 và 3.
• Phác đồ tiêm trong da: Mỗi liều 0,1 ml
- Người chưa tiêm dự phòng, phác đồ “2- 2-2-0-2”: 2 mũi tiêm tại 2 vị trí khác nhau vào các ngày 0, 3, 7 và 28.
- Người đã tiêm dự phòng: 2 mũi vào ngày 0 và 3.Tiêm bắp hoặc tiêm trong da 2 Abhayrab Human Biologicals Institute (Ấn Độ) Là vắc xin dại chủng L.Pasteur 2061/ Vero được nhân giống trên tế bào Vero, bất hoạt bằng beta-propiolactone. Liều dùng: 0,5 ml
Lịch tiêm:
• Tiêm dự phòng hay tiêm trước phơi nhiễm:
- Lịch tiêm cơ bản: Tiêm bắp 3 mũi vào Ngày 0, 7 và 28.
- Lịch tiêm nhắc lại: 1 năm sau.
- Các mũi tiêm nhắc sau đó: Mỗi 5 năm.
• Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm:
- Người chưa tiêm dự phòng, tiêm chưa đầy đủ hoặc quá 5 năm: Tiêm 5 mũi vào ngày 0, 3, 7, 14 và 28.
- Người đã tiêm dự phòng trong vòng 5 năm: 2 mũi vào ngày 0 và 3.
• Phác đồ tiêm trong da: Mỗi liều 0,1 ml
- Người chưa tiêm dự phòng, phác đồ “2- 2-2-0-2”: 2 mũi tiêm tại 2 vị trí khác nhau vào các ngày 0, 3, 7 và 28.
- Người đã tiêm dự phòng: 2 mũi vào ngày 0 và 3.Tiêm bắp hoặc tiêm trong da 3 INDIRAB Brarat Biotech (Ấn Độ) Kháng nguyên tinh chế từ vi rút dại chủng Pitman Moore, nuôi cấy trên tế bào Vero sau đó bất hoạt và tinh chế bằng sắc ký. Liều dùng: 0,5 ml
Lịch tiêm:
• Tiêm dự phòng hay tiêm trước phơi nhiễm:
- Lịch tiêm cơ bản: Tiêm bắp 3 mũi vào ngày 0, 7 và 28.
- Lịch tiêm nhắc lại: 1 năm sau.
- Các mũi tiêm nhắc sau đó: Mỗi 5 năm.
• Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm:
- Người chưa tiêm dự phòng, tiêm chưa đầy đủ hoặc quá 5 năm: Tiêm 5 mũi vào Ngày 0, 3, 7, 14 và 28.
- Người đã tiêm dự phòng trong vòng 5 năm: 2 mũi vào ngày 0 và 3.
• Phác đồ tiêm trong da: Mỗi liều 0,1 ml
- Người chưa tiêm dự phòng, phác đồ “2- 2-2-0-2”: 2 mũi tiêm tại 2 vị trí khác nhau vào các ngày 0, 3, 7 và 28.
- Người đã tiêm dự phòng: 2 mũi vào ngày 0 và 3.Tiêm bắp hoặc tiêm trong da - *Phác đồ điều trị:
Loại vết thương Người chưa chủng ngừa hay chủng ngừa chưa đầy đủ Người chủng ngừa đầy đủ 5 đến 10 năm >10 năm Vết thương sạch, nhỏ Bắt đầu hoàn tất việc chủng ngừa: Giải độc tố uốn ván 1 mũi Không xử trí gì thêm Giải độc tố uốn ván 1 mũi Vết thương lớn, sạch có nguy cơ bị nhiễm uốn ván Một tay: Globulin miễn dịch kháng uốn ván 250IU Giải độc tố uốn ván 1 mũi Một tay: Globulin miễn dịch kháng uốn ván 250IU Tay còn lại: Giải độc tố uốn ván 1 mũi Tay còn lại: Giải độc tố uốn ván 1 mũi Nguy cơ bị nhiễm uốn ván
Đến trễ, cắt lọc chưa hết mô hoại tửMột tay: Globulin miễn dịch kháng uốn ván 500IU
Tay còn lại: Giải độc tố uốn ván 1 mũi Điều trị kháng sinhGiải độc tố uốn ván 1 mũi
Điều trị kháng sinhMột tay: Globulin miễn dịch kháng uốn ván 500IU
Tay còn lại: Giải độc tố uốn ván 1 mũiĐiều trị kháng sinh
** Tiêm chủng cho phụ nữ tuổi sinh đẻ (15-44 tuổi hoặc 15-35 tuổi theo WHO)
Lần tiêm Thời gian tiêm Thời gian bảo vệ Hiệu lực bảo vệ Mũi 1 Lứa tuổi dậy thì hoặc trước khi mang thai Chưa có Chưa có Mũi 2 Sau mũi 1: 4 tuần 1 – 3 năm 80 – 90% Mũi 3 Sau mũi 2: 6 tháng 5 năm 95 – 98% Mũi 4 Sau mũi 3: 1 năm 10 năm Mũi 5 Sau mũi 4: 1 năm Suốt lứa tuổi sinh đẻ
Chống chỉ định- Sốt nhiễm trùng nặng, bệnh cấp tính, đợt tiến triển của bệnh mạn tính (tốt nhất nên hoãn việc tiêm vắc xin).- Bị dị ứng hay mẫn cảm với một trong các thành phần của vắc xin.- Không tiêm bắp cho người rối loạn chảy máu như hemophili hoặc giảm tiểu cầu.- Vì nhiễm vi rút dại có những diễn tiến nguy hiểm chết người, nên không có chống chỉ định điều trị sau phơi nhiễm.
Tác dụng không mong muốn- Phản ứng thông thường: Đau, sưng nóng tại chỗ tiêm; khó chịu, chóng mặt, sốt nhẹ, quấy khóc; qua khỏi nhanh chóng sau mỗi mũi tiêm.- Phản ứng nặng: Sốt cao, ban nhẹ, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau khớp, mày đay, phản vệ (hiếm gặp).
Những điều cần lưu ý- Khuyến cáo sử dụng cho bất cứ ai tiếp xúc, thường xuyên hoặc có nguy cơ phơi nhiễm với vi rút dại tại nơi ở hoặc do nghề nghiệp.- Sử dụng thận trọng ở người biết bị dị ứng với neomycin (hiện diện vết trong vắc xin).- Không tiêm mạch máu, phải chắc chắn rằng mũi kim không đâm vào mạch máu.- Globulin miễn dịch và vắc xin dại không được sử dụng cùng một bơm tiêm hay tiêm cùng một vị trí.- VERORAB: Nên làm xét nghiệm huyết thanh học đều đặn (thử nghiệm trung hòa kháng thể bằng kỹ thuật RFFIT (Rapid Fluorescent Focus Inhibition Test) phải được thực hiện ở những người tiếp tục có nguy cơ nhiễm vi rút dại (mỗi 6 tháng) và có thể thực hiện mỗi 2 đến 3 năm sau mũi tiêm nhắc lúc 1 năm sau và lúc 5 năm sau ở những người có nguy cơ không thường xuyên tùy theo sự đánh giá nguy cơ phơi nhiễm.- Ở những người suy giảm miễn dịch, có thể thực hiện xét nghiệm này lúc 2 đến 4 tuần sau khi tiêm vắc xin. Nếu kết quả xét nghiệm chuẩn độ kháng thể dưới 0,5 IU/ml, ở những người suy giảm miễn dịch, cần thiết phải tiêm mũi nhắc hay mũi bổ sung.- Phụ nữ có thai và cho con bú:+ Hiện chưa có bằng chứng dấu hiệu vắc xin có gây quái thai hoặc ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Tuy vậy, chỉ dùng trên phụ nữ có thai khi cần thiết.+ Trong khi số liệu ở người chưa đầy đủ, nên hoãn việc tiêm vắc xin cho phụ nữ có thai trong trường hợp tiêm dự phòng trước phơi nhiễm.+ Tiêm cho những người có nguy cơ bị lây nhiễm bệnh dại cao, cần phải cân nhắc đánh giá lợi và hại trước khi tiêm.+ Ở những trường hợp tiêm ngừa sau phơi nhiễm, do bệnh dại có diễn tiến nguy hiểm, nên thai kỳ không phải là chống chỉ định tiêm.
Bài viết khác
- Bệnh Lao
- Bệnh viêm gan B
- Bệnh bạch hầu
- Bệnh ho gà
- Các bệnh xâm lấn do Hib
- Bệnh bại liệt
- Bệnh viêm dạ dày - ruột do vi rút Rota
- Các bệnh do phế cầu khuẩn
- Bệnh viêm màng não do não mô cầu
- Bệnh cúm mùa
- Bệnh sởi
- Bệnh viêm não Nhật Bản
- Bệnh Rubella
- Bệnh quai bị
- Bệnh thủy đậu
- Bệnh viêm gan A
- Bệnh ung thư cô tử cung và các bệnh khác do HPV
- Bệnh uốn ván
- Bệnh tả
- Bệnh thương hàn
- Bệnh sốt vàng
- Bệnh COVID-19