- Trang chủ
- /
- Thông tin bệnh học
- /
- Bệnh Lao
Bệnh Lao
- Thông tin chung
- Tác nhân gây bệnh: Trực khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis. Trực khuẩn lao sống được nhiều tuần trong đờm; bị tiêu diệt ở 100 o C trong 5 phút và dễ mất khả năng gây bệnh dưới ánh nắng mặt trời.
- Phương thức lây truyền: Qua đường hô hấp, tiếp xúc trực tiếp. Vi khuẩn lao từ các hạt nước bọt li ti hoặc trong các hạt bụi nhỏ đường kính từ 1 đến 5 µm sẽ dễ dàng bị hít vào phổi, xuống tận phế nang và nhân lên, gây bệnh tại phổi. Từ phổi vi khuẩn có thể qua máu, hạch bạch huyết đến các tạng khác trong cơ thể (hạch bạch huyết, xương, gan, thận…) và gây bệnh tại các cơ quan đó.
- Triệu chứng: Lao phổi với các triệu chứng mệt, sốt nhẹ về chiều, đổ mồ hôi đêm, ho dai dẳng kéo dài trên 2 tuần, sút cân, kém ăn, đau ngực, khạc đờm, cũng có thể ho khạc ra máu số lượng ít hoặc nhiều. Ngoài ra còn có các triệu chứng đặc trưng đối với lao hạch, xương, khớp, màng não, màng tim, đường tiêu hóa, tiết niệu.
- Biến chứng: Ho ra máu, tràn khí/ tràn dịch màng phổi, giãn phế quản, xơ phổi, suy hô hấp mạn tính.
-
Vắc xin dự phòng
STT Tên thương mại Nhà sản xuất Bản chất Lịch tiêm Đường tiêm 1 BCG IVAC (Việt Nam) Là vắc xin vi khuẩn sống đã được làm yếu đi Liều dùng: 0,1 ml
Lịch tiêm cơ bản: Tiêm một mũi càng sớm càng tốt sau khi sinh
Chống chỉ định
- Dị ứng nặng (phản vệ) với thành phần của vắc xin.
- Người mắc bệnh ung thư.
- Phụ nữ có thai.
- Trẻ sinh ra từ các bà mẹ nhiễm HIV mà không được điều trị dự phòng lây từ mẹ sang con.
Tác dụng không mong muốn
- Phản ứng thông thường: Đau, sưng, nóng tại chỗ tiêm, sốt nhẹ, trẻ quấy khóc, bỏ bú, thường hết sau một vài ngày. Thông thường sau khi tiêm BCG, xuất hiện một nốt nhỏ tại chỗ tiêm và biến mất sau 30 phút. Khoảng 2 tuần xuất hiện một vết loét đỏ có kích thước nhỏ, sau 2 tuần vết loét tự lành và để lại sẹo khoảng 5mm, điều này chứng tỏ trẻ đã có miễn dịch.
- Phản ứng nặng: Rất hiếm gặp sốt cao/kéo dài cần nhập viện, phản vệ. Có thể có vết loét tại chỗ tiêm, kéo dài nhiều ngày. Viêm tủy (1 trường hợp/ 1 triệu mũi tiêm), nhiễm trùng BCG toàn thân, viêm hạch bạch huyết có mủ (xuất hiện từ 2-6 tháng sau tiêm).
Những điều cần lưu ý
Nếu tiêm xong có hiện tượng trào thuốc ra khỏi vết tiêm thì không cần thực hiện lại lần tiêm đó. Sau tiêm 1 tháng nếu không thấy lên mụn mủ hay vết sẹo tại nơi tiêm thì cũng không cần tiêm lại.
Tiêm trong da - Chống chỉ định
- Dị ứng nặng (phản vệ) với thành phần của vắc xin.
- Người mắc bệnh ung thư.
- Phụ nữ có thai.
- Trẻ sinh ra từ các bà mẹ nhiễm HIV mà không được điều trị dự phòng lây từ mẹ sang con.
Tác dụng không mong muốn
- Phản ứng thông thường: Đau, sưng, nóng tại chỗ tiêm, sốt nhẹ, trẻ quấy khóc, bỏ bú, thường hết sau một vài ngày. Thông thường sau khi tiêm BCG, xuất hiện một nốt nhỏ tại chỗ tiêm và biến mất sau 30 phút. Khoảng 2 tuần xuất hiện một vết loét đỏ có kích thước nhỏ, sau 2 tuần vết loét tự lành và để lại sẹo khoảng 5mm, điều này chứng tỏ trẻ đã có miễn dịch.
- Phản ứng nặng: Rất hiếm gặp sốt cao/kéo dài cần nhập viện, phản vệ. Có thể có vết loét tại chỗ tiêm, kéo dài nhiều ngày. Viêm tủy (1 trường hợp/ 1 triệu mũi tiêm), nhiễm trùng BCG toàn thân, viêm hạch bạch huyết có mủ (xuất hiện từ 2-6 tháng sau tiêm).
Những điều cần lưu ý
Nếu tiêm xong có hiện tượng trào thuốc ra khỏi vết tiêm thì không cần thực hiện lại lần tiêm đó. Sau tiêm 1 tháng nếu không thấy lên mụn mủ hay vết sẹo tại nơi tiêm thì cũng không cần tiêm lại.
Bài viết khác
- Bệnh viêm gan B
- Bệnh bạch hầu
- Bệnh ho gà
- Các bệnh xâm lấn do Hib
- Bệnh bại liệt
- Bệnh viêm dạ dày - ruột do vi rút Rota
- Các bệnh do phế cầu khuẩn
- Bệnh viêm màng não do não mô cầu
- Bệnh cúm mùa
- Bệnh sởi
- Bệnh viêm não Nhật Bản
- Bệnh Rubella
- Bệnh quai bị
- Bệnh thủy đậu
- Bệnh viêm gan A
- Bệnh ung thư cô tử cung và các bệnh khác do HPV
- Bệnh dại
- Bệnh uốn ván
- Bệnh tả
- Bệnh thương hàn
- Bệnh sốt vàng
- Bệnh COVID-19