Bệnh bại liệt

  • Thông tin chung
    - Tác nhân gây bệnh: Vi rút bại liệt hoang dại Poliovirus típ 1, 2, 3 (típ 2 không còn lưu hành từ năm 1999) hoặc vi rút bại liệt có nguồn gốc từ vắc xin. Vi rút bại liệt có thể tồn tại trong phân vài ba tháng ở nhiệt độ 0-4o C. Trong nước ở nhiệt độ thường sống được 2 tuần. Vi rút bại liệt chịu đựng khô hanh, bị tiêu diệt ở nhiệt độ 56o C sau 30 phút và bị tiêu diệt bởi thuốc tím. Liều clo thường dùng để khử trùng nước không tiêu diệt được vi rút bại liệt.

    - Phương thức lây truyền: Lây truyền từ người sang người chủ yếu qua đường tiêu hóa. Vi rút bại liệt chủ yếu từ phân ô nhiễm vào nguồn nước, thực phẩm, sữa hoặc các thực phẩm khác rồi vào người qua đường tiêu hóa.

    - Triệu chứng: Vi rút bại liệt sau khi vào cơ thể sẽ đến hạch bạch huyết, tại đây một số ít vi rút xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương gây tổn thương ở các tế bào sừng trước tủy sống và tế bào thần kinh vận động của vỏ não.
    + Thể liệt mềm cấp điển hình: Chiếm 1% với các triệu chứng đau họng, sốt, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau đầu, đau cơ các chi, dần dần mất vận động dẫn đến liệt không đối xứng, liệt mềm xuất hiện đột ngột ở tay hoặc chân. Liệt ở chi không hồi phục làm bệnh nhân khó vận động hoặc mất vận động. Liệt hành tủy dẫn đến suy hô hấp và tử vong.
    + Thể viêm màng não vô khuẩn: Sốt, đau đầu, đau cơ, cứng gáy.
    + Thể nhẹ: Sốt, khó ngủ, đau đầu, buồn nôn, nôn, táo bón, có thể phục hồi trong vài ngày.
    + Thể ẩn: Không rõ triệu chứng, là thể thường gặp.

    - Biến chứng: Di chứng liệt, tử vong.
  • Vắc xin dự phòng
    STT Tên thương mại Nhà sản xuất Bản chất Lịch tiêm Đường tiêm
    1 TETRAXIM Sanofi (Pháp) Là vắc xin 4 trong 1 chứa 4 thành phần kháng nguyên: Giải độc tố bạch hầu, giải độc tố uốn ván, ho gà vô bào, vi rút bại liệt bất hoạt típ 1,2,3. Liều dùng: 0,5 ml

    Lịch tiêm:
    • Lịch tiêm cơ bản: Bao gồm 3 mũi tiêm, cách nhau từ một đến hai tháng, kể từ khi trẻ được hai tháng tuổi.
    • Lịch tiêm nhắc lại: Một mũi trong năm thứ 2 và một mũi lúc 5-13 tuổi.

    Chống chỉ định
    Người bị dị ứng nặng (phản vệ) sau mũi tiêm trước hoặc với bất cứ thành phần nào của vắc xin. Người bị bệnh não tiến triển. Trẻ bị sốt hoặc bệnh cấp tính (phải hoãn tiêm). Không tiêm cho trẻ từ 6 tuổi trở lên với vắc xin ho gà toàn tế bào.

    Tác dụng không mong muốn
    - Các phản ứng thường được báo cáo nhất là phản ứng tại nơi tiêm, quấy khóc bất thường, ăn kém ngon và cáu kỉnh.
    - Phản ứng nặng: Sốt cao kéo dài cần nhập viện, phản vệ rất hiếm gặp

    - TETRAXIM
    + Các phản ứng thường được báo cáo nhất là phản ứng tại nơi tiêm, quấy khóc bất thường, ăn kém ngon và cáu kỉnh.
    + Phản ứng phù (sưng) chi dưới khi tiêm cùng với vắc xin có chứa Haemophilus influenzae típ b cũng được ghi nhận. Các triệu chứng này không đi kèm với dấu hiệu về tim – hô hấp. 

    Những điều cần lưu ý
    Hoàn thành miễn dịch cơ bản trước 6 tháng tuổi. Sau đó tiêm nhắc lại 1 liều bổ sung để kéo dài miễn dịch bảo vệ. 

    - TETRAXIM:
    + Nếu trước đây, sau khi tiêm vắc xin có chứa giải độc tố uốn ván (vắc xin uốn ván) con bạn bị hội chứng Guillain – Barre (nhạy cảm bất thường, liệt) hay viêm dây thần kinh cánh tay (liệt, đau lan tỏa ở cánh tay và vai), bác sĩ sẽ quyết định có tiếp tục dùng vắc xin có chứa giải độc tố uốn ván nữa hay không.
    + Nếu trẻ từng bị phản ứng phù nề (hay sưng) ở chi dưới sau khi tiêm vắc xin có chứa thành phần Haemophilus influenzae típ b, thì hai vắc xin: vắc xin Bạch hầu – Uốn ván – Ho gà – Bại liệt và vắc xin Haemophilus influenzae típ b nên tiêm ở hai vị trí tiêm khác nhau vào hai ngày khác nhau.

    Tiêm bắp
    2 Infanrix hexa GSK (Bỉ) Là vắc xin chứa 6 thành phần kháng nguyên: Giải độc tố bạch hầu, giải độc tố uốn ván, ho gà vô bào, kháng nguyên bề mặt viêm gan B, kháng nguyên Polisaccharide của Hib và vi rút bại liệt bất hoạt típ 1,2,3. Liều dùng: 0,5 ml

    Lịch tiêm:
    • Lịch tiêm cơ bản:
    - Gồm 3 mũi vào 2, 3, 4 tháng; hoặc 3, 4, 5 tháng; hoặc 2, 4, 6 tháng;
    - Hoặc 2 mũi vào 3, 5 tháng. Khoảng cách giữa mỗi mũi tiêm ít nhất là 1 tháng.

    • Lịch tiêm nhắc lại: Sau mũi tiêm cuối cùng ít nhất là 6 tháng và tốt nhất là giữa 11 và 13 tháng tuổi.

    Chống chỉ định
    Người bị dị ứng nặng (phản vệ) sau mũi tiêm trước hoặc với bất cứ thành phần nào của vắc xin. Người bị bệnh não tiến triển. Trẻ bị sốt hoặc bệnh cấp tính (phải hoãn tiêm). Không tiêm cho trẻ từ 6 tuổi trở lên với vắc xin ho gà toàn tế bào.

    Tác dụng không mong muốn
    - Các phản ứng thường được báo cáo nhất là phản ứng tại nơi tiêm, quấy khóc bất thường, ăn kém ngon và cáu kỉnh.
    - Phản ứng nặng: Sốt cao kéo dài cần nhập viện, phản vệ rất hiếm gặp

    Những điều cần lưu ý
    Hoàn thành miễn dịch cơ bản trước 6 tháng tuổi. Sau đó tiêm nhắc lại 1 liều bổ sung để kéo dài miễn dịch bảo vệ. Td được dùng để tiêm nhắc lại bạch hầu và uốn ván cho trẻ trên 7 tuổi.
    Tiêm bắp
    3 PENTAXIM Sanofi (Pháp) Là vắc xin chứa 5 thành phần kháng nguyên phối hợp từ giải độc tố bạch hầu, giải độc tố uốn ván, ho gà vô bào, kháng nguyên cộng hợp Polisaccharide của Hib và vi rút bại liệt bất hoạt típ 1,2,3. Liều tiêm: 0,5 ml

    Lịch tiêm:
    • Lịch tiêm cơ bản: Gồm 3 mũi tiêm cho trẻ từ 2 tháng tuổi cách nhau 1-2 tháng.
    • Lịch tiêm nhắc lại: 1 mũi trong năm thứ 2.

    Chống chỉ định
    Người bị dị ứng nặng (phản vệ) sau mũi tiêm trước hoặc với bất cứ thành phần nào của vắc xin. Người bị bệnh não tiến triển. Trẻ bị sốt hoặc bệnh cấp tính (phải hoãn tiêm). Không tiêm cho trẻ từ 6 tuổi trở lên với vắc xin ho gà toàn tế bào.

    Tác dụng không mong muốn
    - Các phản ứng thường được báo cáo nhất là phản ứng tại nơi tiêm, quấy khóc bất thường, ăn kém ngon và cáu kỉnh.
    - Phản ứng nặng: Sốt cao kéo dài cần nhập viện, phản vệ rất hiếm gặp

    - PENTAXIM:
    + Các phản ứng thường được báo cáo nhất là phản ứng tại nơi tiêm, quấy khóc bất thường, ăn kém ngon và cáu kỉnh.
    + Phản ứng phù (sưng) chi dưới khi tiêm cùng với vắc xin có chứa Haemophilus influenzae típ b cũng được ghi nhận. Các triệu chứng này không đi kèm với dấu hiệu về tim – hô hấp. 

    Những điều cần lưu ý
    Hoàn thành miễn dịch cơ bản trước 6 tháng tuổi. Sau đó tiêm nhắc lại 1 liều bổ sung để kéo dài miễn dịch bảo vệ.
    Tiêm bắp
    4 HEXAXIM Sanofi (Pháp) Là vắc xin chứa 6 thành phần kháng nguyên: Giải độc tố bạch hầu, giải độc tố uốn ván, ho gà vô bào, kháng nguyên bề mặt viêm gan B, kháng nguyên Polisaccharide của Hib và vi rút bại liệt bất hoạt típ1,2,3. Liều tiêm: 0,5 ml

    Lịch tiêm:
    • Lịch tiêm cơ bản: Gồm 3 mũi cách nhau ít nhất 4 tuần hoặc 2 mũi cách nhau ít nhất 8 tuần.
    • Lịch tiêm nhắc lại: Tiêm mũi nhắc lại ít nhất 6 tháng sau mũi cơ bản cuối cùng.
    Tiêm bắp
    5 IMOVAX POLIO (IPV) Sanofi (Pháp) Vắc xin này được điều chế từ vi rút bại liệt típ 1, 2, 3 được nuôi cấy trên tế bào Vero, được tinh chế và sau đó được bất hoạt bằng formaldehyde. Liều dùng: 0,5ml

    Lịch tiêm:
    • Lịch tiêm cơ bản:
    - Từ 2 tháng tuổi: Tiêm 3 mũi liên tiếp cách nhau một hoặc 2 tháng.
    - Từ 6 tuần tuổi: Tiêm theo phác đồ 6, 10, 14 tuần tuổi.
    - Đối với người lớn chưa được tiêm phòng: Tiêm 2 mũi liên tiếp cách nhau 1 – 2 tháng.
    - Trong CTTCMR Việt Nam tiêm 2 mũi vắc xin phòng bại liệt IPV cho trẻ 5 tháng tuổi và 9-12 tháng.
    Tiêm bắp
    6 bOPV Polyvac (Việt Nam) Là vắc xin bại liệt sống giảm độc lực chứa hai típ kháng nguyên bại liệt típ 1 và 3. Liều dùng: 0,1ml (2 giọt)

    Lịch uống (theo CTTCMR Việt Nam):
    • Trẻ 2 tháng tuổi: Uống vắc xin bOPV lần 1.
    • Trẻ 3 tháng tuổi: Uống vắc xin bOPV lần 2.
    • Trẻ 4 tháng tuổi: Uống vắc xin bOPV lần 3.
    Đường uống
  • Chống chỉ định
    - Vắc xin bOPV: Dị ứng nặng sau lần sử dụng trước hoặc với bất cứ thành phần nào của vắc xin, với neomycin, streptomycin và polymycin B. Những người bị bệnh suy giảm miễn dịch hay đáp ứng miễn dịch bị giảm do dùng thuốc, bạch cầu cấp, u lympho hay khối u ác tính tiến triển. (Xem thêm ở phần 3. Bệnh bạch hầu về vắc xin kết hợp có thành phần bại liệt bất hoạt)

    Tác dụng không mong muốn
    - Vắc xin bOPV:
    + Phản ứng thông thường: Sốt nhẹ, khó chịu, nôn, buồn nôn, tiêu chảy, đau cơ, đau khớp, ở trẻ sinh quá non tháng (tuổi thai 28 tuần hay trước 28 tuần) trong 2-3 ngày sau khi tiêm chủng có thể bị cơn ngừng thở tạm thời.
    + Phản ứng nặng: Rất hiếm gặp liệt do vi rút vắc xin. Rối loạn thần kinh như dị cảm (cảm giác kiến bò, kim châm), liệt nhẹ, viêm thần kinh, viêm cột sống. Phát ban lan rộng.

    - IMOVAX POLIO:
    + Các tác dụng không mong muốn thường gặp: phản ứng tại nơi tiêm vắc xin: Đau, quầng đỏ, nốt cứng, sốt vừa, thoáng qua.
    + Các tác dụng không mong muốn hiếm gặp:
    -- Phản ứng tại nơi tiêm vắc xin: Sưng, phù nề có thể gặp trong vòng 48 giờ và tồn tại trong 1 hay 2 ngày, sưng hạch bạch huyết.
    -- Phản ứng mẫn cảm (dị ứng): Mày đay, phù Quincke’s (phù mặt).
    -- Đau khớp vừa và thoáng qua và đau cơ trong vài ngày sau khi tiêm vắc xin.
    -- Co giật (kèm hay không kèm theo sốt) trong vài ngày sau khi tiêm vắc xin, nhức đầu, dị cảm mức độ và thoáng qua (cảm giác tê, chủ yếu ở chi dưới) gặp trong vòng 2 tuần sau khi chủng ngừa.
    -- Bị kích động, buồn ngủ hay dễ bị kích thích trong những giờ đầu tiên sau khi chủng ngừa và nhanh chóng biến mất.
    -- Phát ban lan rộng.
    -- Ở những bé sinh quá non tháng (tuổi thai 28 tuần hay trước 28 tuần), trong 2-3 ngày sau khi chủng ngừa thì bé có thể bị cơn ngưng thở tạm thời. (Xem thêm ở phần 3. Bệnh bạch hầu về vắc xin kết hợp có thành phần bại liệt bất hoạt)

    Những điều cần lưu ý
    - IMOVAX POLIO:
    + Vắc xin này có thể chỉ định cho những người bị chống chỉ định dùng vắc xin bại liệt dạng uống và chủng ngừa nhắc lại ở những người trước đây đã được chủng ngừa bằng vắc xin bại liệt dạng uống.
    + Không có vấn đề quá liều khi kết hợp cả dạng tiêm và dạng uống trong cùng một thời điểm. Tuy nhiên, khi tổ chức tiêm chủng với cả 2 hình thức, cần lưu ý để tránh nhầm lẫn đường tiêm giữa hai dạng vắc xin này.

    - bOPV:
    + Vắc xin bại liệt dạng uống bị chống chỉ định đối với các trường hợp có hoặc nghi ngờ suy giảm miễn dịch.