- Trang chủ
- /
- Thông tin bệnh học
- /
- Bệnh Rubella
Bệnh Rubella
- Thông tin chung- Tác nhân gây bệnh: Vi rút Rubella. Sức đề kháng của vi rút Rubella cũng như vi rút sởi rất yếu và dễ bị bất hoạt bởi nhiệt độ, ánh sáng và thuốc sát khuẩn thường dùng.- Phương thức lây truyền: Qua đường tiếp xúc trực tiếp với chất tiết mũi họng của bệnh nhân hoặc có thể lây truyền qua các hạt nước miếng của bệnh nhân khuếch tán trong không khí. Trong điều kiện không gian khép kín, tất cả những người cảm nhiễm đều có thể bị nhiễm vi rút. Trẻ em mắc hội chứng Rubella bẩm sinh sẽ đào thải nhiều vi rút trong dịch tiết hầu họng, trong nước tiểu và là nguồn lây bệnh cho những người tiếp xúc.- Triệu chứng: Sốt, phát ban, đau khớp, hạch to sau tai, cổ và dưới chẩm.- Biến chứng: Rất nghiêm trọng ở phụ nữ đang có thai: Sảy thai, thai chết lưu, đẻ non, trẻ bị dị tật bẩm sinh còn gọi là hội chứng rubella bẩm sinh (điếc, bệnh tim bẩm sinh, đục thủy tinh thể, tật mắt nhỏ, đầu nhỏ, chậm phát triển trí tuệ…).
-
Vắc xin dự phòng
STT Tên thương mại Nhà sản xuất Bản chất Lịch tiêm Đường tiêm 1 MMR Serum Institute of India Ltd (Ấn Độ) Là vắc xin sống giảm độc lực, được điều chế từ vi rút sởi chủng Edmonston - Zagreb, vi rút Rubella chủng Wistar RA 27/3 sống, được nuôi cấy trên tế bào lưỡng bội người (HDC). Vi rút quai bị chủng L-Zagreb (LZ) được nuôi cấy trên nguyên bào sợi từ trứng gà sạch SPF. Liều dùng: 0,5ml
Lịch tiêm:
• Lịch tiêm cơ bản: Trẻ 12 đến 15 tháng tuổi.
• Lịch tiêm nhắc lại: Trẻ 4 đến 6 tuổi.Tiêm dưới da 2 MRVAC Polyvac (Việt Nam) Vi rút sởi sống, giảm độc lực, chủng AIK-C ≥ 1000 PFU/liều 0,5ml; vi rút Rubella sống, giảm độc lực, chủng Takahashi ≥ 1000 PFU/liều 0,5ml. Liều dùng: 0,5ml
Lịch tiêm:
• Lịch tiêm cơ bản: Trẻ 12 tháng tuổi.
• Lịch tiêm nhắc lại: Trẻ 18 tháng.Tiêm dưới da 3 MMR II MSD (Hoa Kỳ) Là vắc xin kết hợp sống, giảm độc lực chứa 3 thành phần kháng nguyên sởi, quai bị, rubella. Nó bao gồm ATTENUVAX, một dòng vi rút sởi đã được giảm độc nhiều hơn từ chủng Edmonston giảm độc lực của Enders và tăng sinh trong môi trường nuôi cấy tế bào phôi thai gà, MUMPSVAX chứa chủng vi rút quai bị Jeryl Lynn tăng sinh trong môi trường nuôi cấy tế bào phôi gà và MERUVAX II chứa chủng vi rút Rubella sống giảm độc Wistar RA 27/3 tăng sinh trong môi trường nuôi cấy nguyên bào sợi lưỡng bội ở phổi người (WI-38). Liều dùng: 0,5ml
Lịch tiêm:
• Lịch tiêm cơ bản: Tiêm cho trẻ em từ 12 tháng tuổi.
• Lịch tiêm nhắc lại: Từ 4-6 tuổi hoặc sớm hơn nếu có dịch nhưng phải cách nhau ít nhất là 28 ngày.
• Nếu cần thiết thì có thể tiêm nhắc lại khi tuổi vị thành niên, đặc biệt thiếu nữ & phụ nữ sau dậy thì.Tiêm bắp hoặc tiêm dưới da. 4 Priorix GSK (Bỉ) Là chế phẩm hỗn hợp đông khô chứa các vi rút giảm độc lực bao gồm vi rút sởi chủng Schwarz, vi rút quai bị chủng RIT 4385 (từ chủng Jeryl Lynn) và vi rút Rubella chủng Wistar RA 27/3, thu được bằng nuôi cấy hoặc trong phôi gà (quai bị và sởi) hoặc trong tế bào lưỡng bội MRC5 của người (rubella). Liều dùng: 0,5ml
Lịch tiêm cho trẻ từ 9 đến 12 tháng
• Mũi 1: Cho trẻ từ 9 đến 12 tháng tuổi.
• Mũi 2: Sau 12 tháng tuổi, cách mũi 1 ít nhất 4 tuần
Lịch tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên, thiếu niên và người lớn
• Mũi 1: Trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên
• Mũi 2: Theo khuyến cáo chính thức và cách mũi 1 ít nhất 4 tuần.Tiêm dưới da hoặc tiêm bắp 5 MR Serum Institute (Ấn Độ) Là vắc xin được điều chế từ vi rút sởi chủng Edmonston-Zagreb và vi rút Rubella chủng Wistar RA 27/3 sống, giảm độc lực. Vi rút sởi và Rubella được nuôi cấy trên tế bào lưỡng bội người (HDC) Liều dùng: 0,5ml
Lịch tiêm:
• Lịch tiêm cơ bản: Trẻ 9 tháng tuổi.
• Lịch tiêm nhắc lại: Trẻ 18 tháng tuổi.Tiêm dưới da hoặc tiêm bắp 6 Vắc xin Rubella, chủng RA 27/3 HDC Institute of Immunology Inc (Croatia) Vắc xin Rubella sống, giảm độc lực (đông khô) được điều chế từ vi rút Rubella chủng Wistar RA 27/3. Vi rút được nuôi cấy trên tế bào lưỡng bội người (HDC). Liều dùng: 0,5 ml
Lịch tiêm:
• Lịch tiêm cơ bản:
- Tiêm phòng cho đối tượng từ 12 tháng đến tuổi dậy thì.
• Lịch tiêm nhắc lại:
- Trẻ được tiêm lần đầu ở độ tuổi dưới 12 tháng và những người tiêm mũi trước chưa hiệu quả cần được tiêm nhắc lại.Tiêm dưới da hoặc tiêm bắp - Chống chỉ định- Quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của vắc xin, kể cả gelatin.- Trẻ em mắc các bệnh ác tính hoặc phải cấy ghép tủy có thể được tiêm chủng 6 tháng sau khi kết thúc điều trị liệu pháp ức chế miễn dịch.- Suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải (kể cả nhiễm HIV).- Dị ứng với protein của trứng.- Mới tiêm ngừa globulin miễn dịch trong thời gian gần.- Có thai, tuy nhiên nếu đã tiêm ngừa trong lúc mang thai mà không biết trước, không có nghĩa là phải chấm dứt thai kỳ.- Mọi bệnh lý đường hô hấp có sốt hoặc bất kỳ tình trạng sốt nhiễm khuẩn đang tiến triển khác.- Bệnh lao đang tiến triển mà chưa được điều trị.- Người bệnh dùng thuốc ức chế miễn dịch. Chống chỉ định này không áp dụng cho những người bệnh dùng corticoid làm liệu pháp thay thế như trong bệnh Addison.- Người có rối loạn về máu, bệnh bạch cầu, u hạch bạch huyết ở mọi thể, hoặc những khối u tân sinh ác tính khác có ảnh hưởng tới tuỷ xương hoặc tới hệ bạch huyết.
(Vui lòng xem thêm ở phần Bệnh sởi về vắc xin kết hợp có thành phần Rubella)
Tác dụng không mong muốn- Phản ứng thông thường: Đau, sưng, nóng nhẹ tại chỗ tiêm, chóng mặt, sốt nhẹ, quấy khóc, qua khỏi nhanh chóng.- Phản ứng nặng: Rất hiếm gặp phản ứng dị ứng nặng, ban nhẹ, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau khớp, mày đay, phản vệ, giảm tiểu cầu, đau tức thời dọc thần kinh, bệnh đa dây thần kinh, chứng dị cảm ở mặt, viêm mũi, họng.
(Vui lòng xem thêm ở phần Bệnh sởi về vắc xin kết hợp có thành phần Rubella)Những điều cần lưu ý- Tránh mang thai trong vòng 3 tháng sau khi tiêm vắc xin. Không có chỉ định bỏ thai trong trường hợp tiêm xong mới biết đã mang thai.- Việc truyền máu hoặc sử dụng các sản phẩm máu trước hoặc ngay sau khi chủng ngừa có thể gây trở ngại cho hiệu quả của vắc xin. Nếu chỉ dùng vắc xin phòng Rubella, người được truyền các sản phẩm máu nên đợi ít nhất 3 tháng mới tiêm vắc xin. Nếu có thể nên tránh dùng các sản phẩm máu trong vòng 2 tuần sau khi tiêm. Người tiêm vắc xin không được hiến máu trong vòng 1 tháng sau khi chủng ngừa.
(Vui lòng xem thêm ở phần Bệnh sởi về vắc xin kết hợp có thành phần Rubella)
Bài viết khác
- Bệnh Lao
- Bệnh viêm gan B
- Bệnh bạch hầu
- Bệnh ho gà
- Các bệnh xâm lấn do Hib
- Bệnh bại liệt
- Bệnh viêm dạ dày - ruột do vi rút Rota
- Các bệnh do phế cầu khuẩn
- Bệnh viêm màng não do não mô cầu
- Bệnh cúm mùa
- Bệnh sởi
- Bệnh viêm não Nhật Bản
- Bệnh quai bị
- Bệnh thủy đậu
- Bệnh viêm gan A
- Bệnh ung thư cô tử cung và các bệnh khác do HPV
- Bệnh dại
- Bệnh uốn ván
- Bệnh tả
- Bệnh thương hàn
- Bệnh sốt vàng
- Bệnh COVID-19