- Trang chủ
- /
- Thông tin bệnh học
- /
- Bệnh bạch hầu
Bệnh bạch hầu
- Thông tin chung
- Tác nhân gây bệnh: Là độc tố của vi khuẩn bạch hầu Corynebacterium diphtheria. Vi khuẩn bạch hầu có sức đề kháng cao ở ngoài cơ thể và chịu được khô lạnh. Nếu được chất nhày bao quanh bảo vệ thì vi khuẩn có thể sống trên đồ vật vài ngày đến vài tuần; trên đồ vải có thể sống được 30 ngày; trong sữa, nước uống đến 20 ngày; trong tử thi sống được 2 tuần. Vi khuẩn bạch hầu nhạy cảm với các yếu tố lý, hóa. Dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp vi khuẩn sẽ bị chết sau vài giờ. Vi khuẩn có thể tồn tại trong dung dịch phenol 1% và cồn 60o C trong vòng 1 phút.
- Phương thức lây truyền: Qua đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc người lành mang vi khuẩn bạch hầu. Bệnh còn có thể lây do tiếp xúc với những đồ vật có dính chất bài tiết của người bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu.
- Triệu chứng: Viêm họng, mũi, thanh quản. Họng đỏ, nuốt đau, da xanh, mệt mỏi, sốt, hạch cổ sưng và đau. Có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi. Giả mạc bạch hầu thường trắng ngà hoặc màu xám dính chặt vào xung quanh tổ chức viêm nếu bóc ra sẽ bị chảy máu, vùng niêm mạc xung quanh giả mạc bị xung huyết. Bạch hầu thanh quản là thể nặng ở trẻ em. Biểu hiện lâm sàng bị nhiễm ngoại độc tố bạch hầu tại chỗ là giả mạc và biểu hiện toàn thân là nhiễm độc thần kinh, làm tê liệt thần kinh sọ não, thần kinh vận động ngoại biên và thần kinh cảm giác. Tỷ lệ tử vong 5-10%.
- Biến chứng: Tắc nghẽn đường hô hấp, viêm cơ tim, viêm đa thần kinh, suy tim, hôn mê, liệt cơ hô hấp, tử vong -
Vắc xin dự phòng
STT Tên thương mại Nhà sản xuất Bản chất Lịch tiêm Đường tiêm 1 TETRAXIM Sanofi (Pháp) Là vắc xin 4 trong 1 chứa 4 thành phần kháng nguyên: Giải độc tố bạch hầu, giải độc tố uốn ván, ho gà vô bào, vi rút bại liệt bất hoạt típ 1,2,3. Liều dùng: 0,5 ml
Lịch tiêm:
• Lịch tiêm cơ bản: Bao gồm 3 mũi tiêm, cách nhau từ một đến hai tháng, kể từ khi trẻ được hai tháng tuổi.
• Lịch tiêm nhắc lại: Một mũi trong năm thứ 2 và một mũi lúc 5-13 tuổi.
Chống chỉ định
Người bị dị ứng nặng (phản vệ) sau mũi tiêm trước hoặc với bất cứ thành phần nào của vắc xin. Người bị bệnh não tiến triển. Trẻ bị sốt hoặc bệnh cấp tính (phải hoãn tiêm). Không tiêm cho trẻ từ 6 tuổi trở lên với vắc xin ho gà toàn tế bào.
Tác dụng không mong muốn
- Các phản ứng thường được báo cáo nhất là phản ứng tại nơi tiêm, quấy khóc bất thường, ăn kém ngon và cáu kỉnh.
- Phản ứng nặng: Sốt cao kéo dài cần nhập viện, phản vệ rất hiếm gặp
- TETRAXIM
+ Các phản ứng thường được báo cáo nhất là phản ứng tại nơi tiêm, quấy khóc bất thường, ăn kém ngon và cáu kỉnh.
+ Phản ứng phù (sưng) chi dưới khi tiêm cùng với vắc xin có chứa Haemophilus influenzae típ b cũng được ghi nhận. Các triệu chứng này không đi kèm với dấu hiệu về tim – hô hấp.
Những điều cần lưu ý
Hoàn thành miễn dịch cơ bản trước 6 tháng tuổi. Sau đó tiêm nhắc lại 1 liều bổ sung để kéo dài miễn dịch bảo vệ.
- TETRAXIM:
+ Nếu trước đây, sau khi tiêm vắc xin có chứa giải độc tố uốn ván (vắc xin uốn ván) con bạn bị hội chứng Guillain – Barre (nhạy cảm bất thường, liệt) hay viêm dây thần kinh cánh tay (liệt, đau lan tỏa ở cánh tay và vai), bác sĩ sẽ quyết định có tiếp tục dùng vắc xin có chứa giải độc tố uốn ván nữa hay không.
+ Nếu trẻ từng bị phản ứng phù nề (hay sưng) ở chi dưới sau khi tiêm vắc xin có chứa thành phần Haemophilus influenzae típ b, thì hai vắc xin: vắc xin Bạch hầu – Uốn ván – Ho gà – Bại liệt và vắc xin Haemophilus influenzae típ b nên tiêm ở hai vị trí tiêm khác nhau vào hai ngày khác nhau.
Tiêm bắp 2 Infanrix hexa GSK (Bỉ) Là vắc xin chứa 6 thành phần kháng nguyên: Giải độc tố bạch hầu, giải độc tố uốn ván, ho gà vô bào, kháng nguyên bề mặt viêm gan B, kháng nguyên Polisaccharide của Hib và vi rút bại liệt bất hoạt típ 1,2,3. Liều dùng: 0,5 ml
Lịch tiêm:
• Lịch tiêm cơ bản:
- Gồm 3 mũi vào 2, 3, 4 tháng; hoặc 3, 4, 5 tháng; hoặc 2, 4, 6 tháng;
- Hoặc 2 mũi vào 3, 5 tháng. Khoảng cách giữa mỗi mũi tiêm ít nhất là 1 tháng.
• Lịch tiêm nhắc lại: Sau mũi tiêm cuối cùng ít nhất là 6 tháng và tốt nhất là giữa 11 và 13 tháng tuổi.
Chống chỉ định
Người bị dị ứng nặng (phản vệ) sau mũi tiêm trước hoặc với bất cứ thành phần nào của vắc xin. Người bị bệnh não tiến triển. Trẻ bị sốt hoặc bệnh cấp tính (phải hoãn tiêm). Không tiêm cho trẻ từ 6 tuổi trở lên với vắc xin ho gà toàn tế bào.
Tác dụng không mong muốn
- Các phản ứng thường được báo cáo nhất là phản ứng tại nơi tiêm, quấy khóc bất thường, ăn kém ngon và cáu kỉnh.
- Phản ứng nặng: Sốt cao kéo dài cần nhập viện, phản vệ rất hiếm gặp
Những điều cần lưu ý
Hoàn thành miễn dịch cơ bản trước 6 tháng tuổi. Sau đó tiêm nhắc lại 1 liều bổ sung để kéo dài miễn dịch bảo vệ. Td được dùng để tiêm nhắc lại bạch hầu và uốn ván cho trẻ trên 7 tuổi.
Tiêm bắp 3 Uốn ván - Bạch hầu hấp phụ (Td) IVAC (Việt Nam) Là vắc xin phối hợp từ giải độc tố uốn ván, giải độc tố bạch hầu tinh chế liều thấp (d) và được hấp phụ bằng tá chất phốt phát nhôm. Liều tiêm: 0,5 ml
Lịch tiêm:
• Với đối tượng đã tiêm đủ mũi miễn dịch cơ bản tiêm nhắc lại 1 mũi vắc xin Td vào lúc 7 tuổi và sau đó tiêm nhắc lại sau 10 năm.
• Với trẻ em từ 7 tuổi trở lên mà trước đó chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu và uốn ván thì tiêm miễn dịch cơ bản 2 mũi, mũi 2 cách mũi thứ nhất 1 tháng. Tiêm nhắc lại sau 6 tháng và 10 năm.
Chống chỉ định
Người bị dị ứng nặng (phản vệ) sau mũi tiêm trước hoặc với bất cứ thành phần nào của vắc xin. Người bị bệnh não tiến triển. Trẻ bị sốt hoặc bệnh cấp tính (phải hoãn tiêm). Không tiêm cho trẻ từ 6 tuổi trở lên với vắc xin ho gà toàn tế bào.
- Td: không tiêm bắp cho người có rối loạn chảy máu như Hemophilia hoặc giảm tiểu cầu.
Tác dụng không mong muốn
- Các phản ứng thường được báo cáo nhất là phản ứng tại nơi tiêm, quấy khóc bất thường, ăn kém ngon và cáu kỉnh.
- Phản ứng nặng: Sốt cao kéo dài cần nhập viện, phản vệ rất hiếm gặp
Những điều cần lưu ý
Hoàn thành miễn dịch cơ bản trước 6 tháng tuổi. Sau đó tiêm nhắc lại 1 liều bổ sung để kéo dài miễn dịch bảo vệ. Td được dùng để tiêm nhắc lại bạch hầu và uốn ván cho trẻ trên 7 tuổi.
Nếu tiêm cùng đợt với vắc xin khác hoặc huyết thanh miễn dịch thì tiêm vắc xin Td khác vị trí.
Tiêm bắp 4 Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván hấp phụ (DPT) IVAC (Việt Nam) Là vắc xin phối hợp từ giải độc tố bạch hầu, giải độc tố uốn ván và huyền dịch vi khuẩn ho gà đã bất hoạt (toàn tế bào), được hấp phụ bằng tá chất phốt phát nhôm. Liều tiêm: 0,5ml
Lịch tiêm:
• Lịch tiêm cơ bản:
- Mũi 1: Khi trẻ 2 tháng tuổi.
- Mũi 2: 30 ngày sau khi tiêm mũi 1.
- Mũi 3: 30 ngày sau khi tiêm mũi 2.
• Lịch tiêm nhắc lại: Sau khi tiêm mũi 3 từ 12 đến 48 tháng.
Chống chỉ định
Người bị dị ứng nặng (phản vệ) sau mũi tiêm trước hoặc với bất cứ thành phần nào của vắc xin. Người bị bệnh não tiến triển. Trẻ bị sốt hoặc bệnh cấp tính (phải hoãn tiêm). Không tiêm cho trẻ từ 6 tuổi trở lên với vắc xin ho gà toàn tế bào.
+ Trẻ em bị các bệnh về tim mạch (bẩm sinh hay mắc phải).
+ Trẻ suy dinh dưỡng, trẻ nhiễm HIV.
+ Trẻ giảm tiểu cầu hoặc có bất kỳ rối loạn đông máu nào.
Tác dụng không mong muốn
- Các phản ứng thường được báo cáo nhất là phản ứng tại nơi tiêm, quấy khóc bất thường, ăn kém ngon và cáu kỉnh.
- Phản ứng nặng: Sốt cao kéo dài cần nhập viện, phản vệ rất hiếm gặp
Những điều cần lưu ý
Hoàn thành miễn dịch cơ bản trước 6 tháng tuổi. Sau đó tiêm nhắc lại 1 liều bổ sung để kéo dài miễn dịch bảo vệ.
Tiêm bắp 5 PENTAXIM Sanofi (Pháp) Là vắc xin chứa 5 thành phần kháng nguyên phối hợp từ giải độc tố bạch hầu, giải độc tố uốn ván, ho gà vô bào, kháng nguyên cộng hợp Polisaccharide của Hib và vi rút bại liệt bất hoạt típ 1,2,3. Liều tiêm: 0,5 ml
Lịch tiêm:
• Lịch tiêm cơ bản: Gồm 3 mũi tiêm cho trẻ từ 2 tháng tuổi cách nhau 1-2 tháng.
• Lịch tiêm nhắc lại: 1 mũi trong năm thứ 2.
Chống chỉ định
Người bị dị ứng nặng (phản vệ) sau mũi tiêm trước hoặc với bất cứ thành phần nào của vắc xin. Người bị bệnh não tiến triển. Trẻ bị sốt hoặc bệnh cấp tính (phải hoãn tiêm). Không tiêm cho trẻ từ 6 tuổi trở lên với vắc xin ho gà toàn tế bào.
Tác dụng không mong muốn
- Các phản ứng thường được báo cáo nhất là phản ứng tại nơi tiêm, quấy khóc bất thường, ăn kém ngon và cáu kỉnh.
- Phản ứng nặng: Sốt cao kéo dài cần nhập viện, phản vệ rất hiếm gặp
- PENTAXIM:
+ Các phản ứng thường được báo cáo nhất là phản ứng tại nơi tiêm, quấy khóc bất thường, ăn kém ngon và cáu kỉnh.
+ Phản ứng phù (sưng) chi dưới khi tiêm cùng với vắc xin có chứa Haemophilus influenzae típ b cũng được ghi nhận. Các triệu chứng này không đi kèm với dấu hiệu về tim – hô hấp.
Những điều cần lưu ý
Hoàn thành miễn dịch cơ bản trước 6 tháng tuổi. Sau đó tiêm nhắc lại 1 liều bổ sung để kéo dài miễn dịch bảo vệ.
Tiêm bắp 6 HEXAXIM Sanofi (Pháp) Là vắc xin chứa 6 thành phần kháng nguyên: Giải độc tố bạch hầu, giải độc tố uốn ván, ho gà vô bào, kháng nguyên bề mặt viêm gan B, kháng nguyên Polisaccharide của Hib và vi rút bại liệt bất hoạt típ1,2,3. Liều tiêm: 0,5 ml
Lịch tiêm:
• Lịch tiêm cơ bản: Gồm 3 mũi cách nhau ít nhất 4 tuần hoặc 2 mũi cách nhau ít nhất 8 tuần.
• Lịch tiêm nhắc lại: Tiêm mũi nhắc lại ít nhất 6 tháng sau mũi cơ bản cuối cùng.Tiêm bắp 7 ADACEL Sanofi (Pháp) Là vắc xin kết hợp 3 thành phần giải độc tố uốn ván hấp phụ; giải độc tố bạch hầu liều thấp hấp phụ và ho gà vô bào. Liều dùng: 0,5 ml
Lịch tiêm:
• Được chỉ định gây miễn dịch chủ động nhắc lại phòng những bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván với một liều duy nhất ở người từ 4-64 tuổi.
• Tùy theo khuyến cáo quốc gia, có thể được chọn lựa cho liều thứ 5 của vắc xin bạch hầu, uốn ván, ho gà vô bào ở trẻ em từ 4-6 tuổi.Tiêm bắp 8 ComBE Five (liquid) Biological E (Ấn Độ) Là vắc xin kết hợp 5 thành phần kháng nguyên: giải độc tố bạch hầu tinh chế, giải độc tố uốn ván tinh chế, kháng nguyên ho gà toàn tế bào, viêm gan B tái tổ hợp, Haemophilus influenza típ B (DTwP - rHepB - Hib) dạng lỏng. Liều dùng: 0,5ml
Lịch tiêm:
• Lịch tiêm cơ bản:
- Mũi 1: Lúc 2 tháng tuổi;
- Mũi 2: Sau mũi 1 một tháng;
- Mũi 3: Sau mũi 2 một tháng;
• Lịch tiêm nhắc lại: Khi trẻ được 12 - 18 tháng tuổi.Tiêm bắp 9 BOOSTRIX GSK (Bỉ) Là vắc xin phối hợp từ giải độc tố bạch hầu, giải độc tố uốn ván và giải độc tố ho gà vô bào được hấp phụ trên aluminium hydroxid, hydrat hóa (Al(OH)3) và aluminium phosphat (AlPO4). Liều tiêm: 0,5 ml
Lịch tiêm:
• Nếu đã tiêm các mũi cơ bản: tiêm nhắc Boostrix vào lúc tiền học đường (4-7 tuổi), thanh thiếu niên (9- 15 tuổi), sau đó tiêm nhắc Boostrix mỗi 10 năm.
• Nếu chưa tiêm hoặc không nhớ rõ tiền sử tiêm các mũi cơ bản: Tiêm Boostrix vào ngày đã chọn, 1 tháng sau nhắc lại Td/Tdap, 5 tháng sau liều 2 tiêm Td/Tdap. Sau đó tiêm nhắc Boostrix mỗi 10 năm.Tiêm bắp 10 DPT - VGB - Hib Serum Institute of India PVT. Ltd (Ấn Độ) Là hỗn hợp chứa giải độc tố bạch hầu và uốn ván tinh khiết, vi khuẩn ho gà bất hoạt, kháng nguyên bề mặt viêm gan B không gây nhiễm có độ tinh khiết cao và thành phần Hib gồm vỏ polysaccharide không gây nhiễm có độ tinh khiết cao của vi khuẩn Haemohilus Influenza típ B. Liều dùng: 0,5 ml
Lịch tiêm:
• Lịch tiêm cơ bản: 3 mũi
− Mũi 1: Lúc trẻ được 6 tuần tuổi.
− Mũi 2: Lúc trẻ 10 tuần tuổi.
− Mũi 3: Lúc trẻ 14 tuần tuổi.
• Liều tiêm nhắc lại: Tiêm nhắc lại cho trẻ lúc 15-18 tháng tuổi. Mũi nhắc lại DTwP được tiêm cho trẻ vào lúc 5 tuổi.Tiêm bắp - Chống chỉ định
Người bị dị ứng nặng (phản vệ) sau mũi tiêm trước hoặc với bất cứ thành phần nào của vắc xin. Người bị bệnh não tiến triển. Trẻ bị sốt hoặc bệnh cấp tính (phải hoãn tiêm). Không tiêm cho trẻ từ 6 tuổi trở lên với vắc xin ho gà toàn tế bào.
- Td: không tiêm bắp cho người có rối loạn chảy máu như Hemophilia hoặc giảm tiểu cầu.
- DPT:
+ Trẻ em bị các bệnh về tim mạch (bẩm sinh hay mắc phải).
+ Trẻ suy dinh dưỡng, trẻ nhiễm HIV.
+ Trẻ giảm tiểu cầu hoặc có bất kỳ rối loạn đông máu nào.
- DPT-BGB-Hib: Người có các vấn đề liên quan đến thần kinh.
Tác dụng không mong muốn
- Các phản ứng thường được báo cáo nhất là phản ứng tại nơi tiêm, quấy khóc bất thường, ăn kém ngon và cáu kỉnh.
- Phản ứng nặng: Sốt cao kéo dài cần nhập viện, phản vệ rất hiếm gặp
- TETRAXIM, PENTAXIM:
+ Các phản ứng thường được báo cáo nhất là phản ứng tại nơi tiêm, quấy khóc bất thường, ăn kém ngon và cáu kỉnh.
+ Phản ứng phù (sưng) chi dưới khi tiêm cùng với vắc xin có chứa Haemophilus influenzae típ b cũng được ghi nhận. Các triệu chứng này không đi kèm với dấu hiệu về tim – hô hấp.
Những điều cần lưu ý
Hoàn thành miễn dịch cơ bản trước 6 tháng tuổi. Sau đó tiêm nhắc lại 1 liều bổ sung để kéo dài miễn dịch bảo vệ. Td được dùng để tiêm nhắc lại bạch hầu và uốn ván cho trẻ trên 7 tuổi.
- TETRAXIM:
+ Nếu trước đây, sau khi tiêm vắc xin có chứa giải độc tố uốn ván (vắc xin uốn ván) con bạn bị hội chứng Guillain – Barre (nhạy cảm bất thường, liệt) hay viêm dây thần kinh cánh tay (liệt, đau lan tỏa ở cánh tay và vai), bác sĩ sẽ quyết định có tiếp tục dùng vắc xin có chứa giải độc tố uốn ván nữa hay không.
+ Nếu trẻ từng bị phản ứng phù nề (hay sưng) ở chi dưới sau khi tiêm vắc xin có chứa thành phần Haemophilus influenzae típ b, thì hai vắc xin: vắc xin Bạch hầu – Uốn ván – Ho gà – Bại liệt và vắc xin Haemophilus influenzae típ b nên tiêm ở hai vị trí tiêm khác nhau vào hai ngày khác nhau.
- Td: Nếu tiêm cùng đợt với vắc xin khác hoặc huyết thanh miễn dịch thì tiêm vắc xin Td khác vị trí.
- DPT-BGB-Hib: + Cần thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc chống đông máu.
+ Đáp ứng miễn dịch với vắc xin có thể bị suy giảm ở các bệnh nhân điều trị bằng các liệu pháp gây ức chế miễn dịch như xạ trị, thuốc chống chuyển hóa…
+ Không khuyến cáo sử dụng vắc xin này cho phụ nữ có thai và cho con bú.
Bài viết khác
- Bệnh Lao
- Bệnh viêm gan B
- Bệnh ho gà
- Các bệnh xâm lấn do Hib
- Bệnh bại liệt
- Bệnh viêm dạ dày - ruột do vi rút Rota
- Các bệnh do phế cầu khuẩn
- Bệnh viêm màng não do não mô cầu
- Bệnh cúm mùa
- Bệnh sởi
- Bệnh viêm não Nhật Bản
- Bệnh Rubella
- Bệnh quai bị
- Bệnh thủy đậu
- Bệnh viêm gan A
- Bệnh ung thư cô tử cung và các bệnh khác do HPV
- Bệnh dại
- Bệnh uốn ván
- Bệnh tả
- Bệnh thương hàn
- Bệnh sốt vàng
- Bệnh COVID-19