- Trang chủ
- /
- Thông tin bệnh học
- /
- Bệnh viêm gan A
Bệnh viêm gan A
- Thông tin chung- Tác nhân gây bệnh: Vi rút viêm gan A (HAV), sợi RNA đơn, thuộc Picornavirus.- Phương thức lây truyền: Từ người sang người qua đường phân - miệng (tay, thực phẩm, nước).- Triệu chứng: Có thể không có triệu chứng. Bệnh thường khởi phát với mệt mỏi âm ỉ kéo dài và buồn nôn, tiếp theo là chán ăn, đau bụng (vùng gan), sau đó nước tiểu sẫm màu và vàng da. Có thể có sốt nhẹ và thoáng qua, các nốt phát ban không có gờ trong thời gian ủ bệnh. Thường không bị ngứa trong giai đoạn đầu của bệnh, nhưng có thể xảy ra nếu vàng da kéo dài. Ốm và mệt mỏi thường kéo dài 2-4 tuần và sẽ hồi phục dần, trường hợp nặng có thể dẫn đến suy gan cấp và tử vong.- Biến chứng: Suy gan, đau khớp, rối loạn thận, tụy và máu.
-
Vắc xin dự phòng
STT Tên thương mại Nhà sản xuất Bản chất Lịch tiêm Đường tiêm 1 Twinrix GSK (Bỉ) Là vắc xin kết hợp được tạo thành từ bán thành phẩm của vi rút viêm gan A (HA) bất hoạt, tinh khiết và kháng nguyên bề mặt viêm gan B (HBsAg) tinh khiết, được hấp thụ riêng biệt lên hydroxide nhôm và phosphate nhôm. Liều dùng: 1ml Lịch tiêm:
• Trẻ em từ 1 đến 15 tuổi: 2 mũi
- Mũi đầu tiên vào ngày tự chọn.
- Mũi thứ 2 vào khoảng 6 đến 12 tháng sau mũi đầu tiên.
• Từ 16 tuổi trở lên: 3 mũi (1 ml)
- Mũi đầu tiên vào ngày tự chọn
- Mũi thứ hai sau mũi đầu tiên 1 tháng.
- Mũi thứ 3 sau mũi đầu tiên 6 tháng.
Chống chỉ định- Bệnh quá mẫn.- Dị ứng nặng (phản vệ) sau mũi tiêm trước, hoặc với bất cứ thành phần nào của vắc xin.- Không tiêm cho các đối tượng đang sốt cao hoặc người mắc bệnh nặng cấp tính.- Không dùng cho người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của vắc xin.- Người mắc các bệnh bẩm sinh; bệnh tim, bệnh thận hoặc bệnh gan; bệnh tiểu đường hoặc suy dinh dưỡng; bệnh ung thư máu và các bệnh ác tính nói chung.Tác dụng không mong muốn- Phản ứng thông thường: Đau, sưng nhẹ tại chỗ tiêm; sốt nhẹ, quấy khóc; thường hết sau vài giờ đến 1-2 ngày.- Phản ứng hiếm gặp:+ Toàn thân: Phản ứng phản vệ.+ Hệ tim mạch: Ngất, hạ huyết áp, viêm mạch.+ Hệ thần kinh trung ương và ngoại biên: Liệt, bệnh thần kinh, viêm thần kinh (bao gồm hội chứng Guillain-Barré, viêm thần kinh nhãn cầu và xơ hóa đa dây thần kinh), viêm não, bệnh não, viêm màng não.+ Hệ hô hấp: Các triệu chứng kiểu co thắt phế quản.+ Hệ bạch cầu và lưới nội mô: Bệnh hạch bạch huyết.
Những điều cần lưu ý- Tất cả trẻ em cần tiêm liều viêm gan B (VGB) đầu tiên càng sớm càng tốt (trong vòng 24 giờ) ngay sau khi sinh. Với những trẻ sinh ra từ các bà mẹ có HBsAg dương tính, nên kết hợp tiêm vắc xin VGB và 0,5ml globulin miễn dịch (HBIG) ở 2 vị trí khác nhau trong vòng 2 giờ sau sinh.Tiêm bắp 2 Epaxal Crucell Switzerland AG (Thụy Sĩ) Là vắc xin viêm gan A cấu trúc virosome chứa kháng nguyên vi rút viêm gan A dòng RG-SB. Liều dùng: 0,5 ml
Lịch tiêm:
• Lịch tiêm cơ bản: 1 mũi cho người trên 1 tuổi có nguy cơ phơi nhiễm cao.
• Lịch tiêm nhắc lại: Sau mũi đầu 6-12 thángTiêm bắp 3 HAVAX Công ty TNHH MTV Vắc xin và Sinh phẩm số 1 (VABIOTECH) Vi rút viêm gan A (HM 175) nuôi cấy trên tế bào thận khỉ tiên phát Maccaca mulatta được bất hoạt bằng formaldehyde và hấp phụ với hydroxit nhôm. Liều dùng:
- Từ 2 đến <18 tuổi: 0,5 ml
- Từ 18 tuổi trở lên: 1 ml
Lịch tiêm:
• Lịch tiêm cơ bản: 2 mũi
- Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên.
- Mũi 2: Cách mũi đầu 6-12 thángTiêm bắp 4 AVAXIM 80U Pediatric Sanofi (Pháp) Vi rút viêm gan A bất hoạt (chủng GBM 80U) được nuôi cấy trên tế bào lưỡng bội MRC5 của người và hấp phụ trên hydroxit nhôm. Liều dùng: 0,5 ml
Lịch tiêm:
• Lịch tiêm cơ bản: 1 mũi cho trẻ em từ 12 tháng đến 15 tuổi.
• Lịch tiêm nhắc lại: Sau khi tiêm mũi đầu 6-18 tháng.Tiêm bắp 5 AVAXIM 160U Sanofi (Pháp) Vi rút viêm gan A bất hoạt (chủng GBM 160U) được nuôi cấy trên tế bào lưỡng bội MRC5 của người và hấp phụ trên hydroxit nhôm. Liều dùng: 0,5 ml
Lịch tiêm:
• Tiêm chủng cơ bản: 1 mũi cho người từ 16 tuổi trở lên.
• Lịch tiêm nhắc lại: Sau khi tiêm mũi đầu 6-36 tháng.Tiêm bắp - Chống chỉ định- Bị dị ứng hay mẫn cảm với một trong các thành phần của vắc xin hoặc có biểu hiện dị ứng với lần tiêm trước.- Người mệt mỏi, sốt cao hoặc phản ứng toàn thân với bệnh nhiễm trùng đang tiến triển.- Người bệnh tim, thận, gan, bệnh tiểu đường hoặc suy dinh dưỡng, bệnh ung thư máu và các bệnh mãn tính nói chung.- Không tiêm bắp cho những người rối loạn chảy máu như hemophili hoặc giảm tiểu cầu.(Vui lòng xem thêm ở phần Bệnh viêm gan B về vắc xin kết hợp có thành phần viêm gan A)
Tác dụng không mong muốn- Phản ứng thông thường: Đau, sưng nóng nhẹ tại chỗ tiêm; chóng mặt, sốt nhẹ, quấy khóc; hết sau vài giờ hoặc trong vòng 2 ngày.- Phản ứng nặng: Rất hiếm gặp, gồm sốt cao/kéo dài cần nhập viện; phản vệ.(Vui lòng xem thêm ở phần Bệnh viêm gan B về vắc xin kết hợp có thành phần viêm gan A)
Những điều cần lưu ý- Có thể sử dụng hoán đổi các loại vắc xin phòng viêm gan A bất hoạt do các hãng khác nhau sản xuất.- Vắc xin này không ngăn ngừa được sự lây nhiễm gây ra bởi các tác nhân khác như viêm gan C và viêm gan E và các tác nhân khác đã biết gây viêm gan.- Điều trị ức chế miễn dịch hay suy giảm miễn dịch có thể làm đáp ứng miễn dịch của vắc xin kém đi.- AVAXIM 80U/160U: Không tiêm vắc xin vào lòng mạch máu, không tiêm vào vùng mông cũng như không tiêm trong da. Vắc xin có thể tiêm cùng lúc, tại vị trí khác nhau với liều nhắc lại của các vắc xin tiêm chủng thường quy cho trẻ trong lúc 2 tuổi.- HAVAX: Không tiêm vắc xin này cho những người mắc bệnh về gan. Thời kỳ ủ bệnh của viêm gan A dài, vì vậy có thể đã có các nhiễm trùng vi rút viêm gan A vào thời điểm chưa có biểu hiện lâm sàng.- Phụ nữ có thai và cho con bú:+ Không có sẵn các số liệu đầy đủ về việc sử dụng vắc xin cho phụ nữ có thai. Vì vậy không khuyến nghị tiêm vắc xin khi mang thai.+ Chỉ nên sử dụng vắc xin trong thai kỳ khi nguy cơ viêm gan A rõ ràng.+ Thận trọng khi sử dụng vắc xin ở người đang cho con bú. Riêng vắc xin Epaxal có thể chủng ngừa cho mẹ khi đang cho con bú, vắc xin không gây hại cho trẻ.(Vui lòng xem thêm ở phần Bệnh viêm gan B về vắc xin kết hợp có thành phần viêm gan A)
Bài viết khác
- Bệnh Lao
- Bệnh viêm gan B
- Bệnh bạch hầu
- Bệnh ho gà
- Các bệnh xâm lấn do Hib
- Bệnh bại liệt
- Bệnh viêm dạ dày - ruột do vi rút Rota
- Các bệnh do phế cầu khuẩn
- Bệnh viêm màng não do não mô cầu
- Bệnh cúm mùa
- Bệnh sởi
- Bệnh viêm não Nhật Bản
- Bệnh Rubella
- Bệnh quai bị
- Bệnh thủy đậu
- Bệnh ung thư cô tử cung và các bệnh khác do HPV
- Bệnh dại
- Bệnh uốn ván
- Bệnh tả
- Bệnh thương hàn
- Bệnh sốt vàng
- Bệnh COVID-19