- Trang chủ
- /
- Thông tin bệnh học
- /
- Bệnh thủy đậu
Bệnh thủy đậu
- Thông tin chung- Tác nhân gây bệnh: Vi rút Varicella-zoster. Vi rút sống được vài ngày trong vảy thủy đậu ở ngoài môi trường. Vi rút dễ bị chết bởi các thuốc sát khuẩn thường dùng.- Phương thức lây truyền: Lây truyền từ người sang người bằng tiếp xúc trực tiếp, lây qua đường không khí từ các giọt nhỏ dịch tiết đường hô hấp hoặc chất dịch của nốt phỏng. Lây gián tiếp qua các đồ vật vừa mới bị nhiễm chất dịch của đường hô hấp hoặc nốt phỏng.- Triệu chứng: Sốt, đau đầu, phát ban dạng phỏng nước, ngứa toàn thân. Ban đầu phỏng nước trong sau đó trở nên đục, đóng vảy. Ban mọc nhiều đợt khác nhau trên một vùng da do đó kích cỡ và dạng ban khác nhau từ nốt sần, bọng nước trong, bọng nước đục cho đến nốt vảy tại một thời điểm.- Biến chứng: Triệu chứng chính của bệnh là cảm giác đau thần kinh, thường đi kèm với nổi bóng nước ở da tự giới hạn, và/ hoặc phản ứng viêm dọc theo đường đi của dây thần kinh. Các biểu hiện lâm sàng và thời gian bệnh Zona rất khác nhau tùy vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe và miễn dịch của người bệnh. Người lớn tuổi, suy giảm miễn dịch thường có biểu hiện bệnh Zona nặng nề, thời gian nổi bóng nước kéo dài, và cảm giác đau có thể lên đến trên 6 tháng. Biến chứng muộn gồm bệnh Zona: Herpers zoster (HZ) – hay còn gọi là bệnh Zona - gây ra do sự tái hoạt động của vi rút Varicella zoster lưu trú tại các hạch tận cùng thần kinh khi nhiễm bệnh Varicella nguyên phát (Bệnh thủy đậu).
-
Vắc xin dự phòng
STT Tên thương mại Nhà sản xuất Bản chất Lịch tiêm Đường tiêm 1 VARILRIX GSK (Bỉ) Là chế phẩm đông khô sản xuất từ chủng Oka sống giảm độc lực của vi rút Varicella-zoster bằng phương pháp nhân đôi vi rút trong môi trường nuôi cấy tế bào lưỡng bội MRC5 của người. Liều dùng: 0,5 ml
Lịch tiêm:
- Mũi 1: Trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên.
- Mũi 2: Sau liều thứ nhất 6 tuần, không tiêm trước 4 tuần trong mọi hoàn cảnh.Tiêm dưới da 2 Varivax MSD (Mỹ) Là chế phẩm đông khô sản xuất từ chủng Oka/Merck sống giảm độc lực của vi rút thủy đậu theo phương thức nuôi cấy nhân dòng không pha loãng. Vì vậy vắc xin thủy đậu chủng Oka/Merck có tính đa dạng gen gần với chủng cha mẹ nhất tạo ra đáp ứng miễn dịch gần giống nhất với nhiễm tự nhiên. Liều dùng: 0,5 ml
Lịch tiêm:
- Trẻ 12 tháng đến 12 tuổi: 1 mũi.
- Từ 13 tuổi trở lên: Mũi đầu tiên vào ngày đã chọn và mũi thứ hai vào lúc 4 đến 8 tuần sau đó.Tiêm dưới da 3 Varicella Vaccine-GCC inj Green Cross Corporation (Hàn Quốc) Là một chế phẩm đông khô của vi rút thủy đậu (Varicella) sống giảm độc lực. Liều dùng: 0,5 ml
Lịch tiêm:
- Tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên.Tiêm dưới da - Chống chỉ định- Quá mẫn cảm với các thành phần của vắc xin, kể cả gelatin, có phản ứng phản vệ với neomycin.- Loạn sản máu, bạch hầu, bất kỳ loại nào của bệnh u lympho hoặc các khối u ác tính khác ảnh hưởng đến tủy xương hoặc hệ bạch huyết.- Các tình trạng suy giảm miễn dịch nguyên phát mắc phải, tiền sử gia đình mắc suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc di truyền, bệnh nhân bị ức chế mạnh hệ thống miễn dịch do xạ trị hoặc giai đoạn tấn công trong điều trị các bệnh bạch cầu, điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch.- Bệnh tim mạch, rối loạn chức năng gan thận, bệnh lao hoạt động chưa được điều trị.- Có thai hoặc hai tháng trước khi định có thai.- Đã tiêm phòng các vắc xin sống khác (vắc xin bại liệt uống, vắc xin sởi, vắc xin Rubella, vắc xin quai bị và vắc xin BCG) trong 1 tháng gần đây.- VARICELLA: Trẻ em dưới 12 tháng tuổi.- Cũng như các vắc xin khác, nên trì hoãn việc tiêm chủng ở những người đang sốt cao cấp tính. Tuy nhiên không chống chỉ định tiêm vắc xin cho những người khoẻ mạnh mắc nhiễm khuẩn nhẹ.
Tác dụng không mong muốn- Phản ứng thông thường: Sốt, đau, đỏ, sưng tại chỗ tiêm.- Phản ứng nặng: Phản vệ (hiếm gặp), viêm mũi họng, viêm phổi, viêm hạch lympho, nôn, phát ban giống thủy đậu, viêm khớp, đau cơ, phù mặt, phù ngoại biên, viêm võng mạc hoại tử, giảm tiểu cầu, viêm não, co giật, viêm tủy cắt ngang, hội chứng Guillain - Barré.
Những điều cần lưu ý- Vắc xin thủy đậu có thể tiêm đồng thời với các vắc xin khác.- Những người đã dùng globulin miễn dịch hay truyền máu, nên hoãn tiêm chủng ít nhất 3 tháng.- Nên tránh dùng salicylate trong 6 tuần sau tiêm vắc xin thủy đậu.- Mặc dù vắc xin này không chứa gelatin, các triệu chứng sốc hoặc quá mẫn (như nổi mày đay, khó thở, phù môi, hoặc phù thanh quản) vẫn có thể gặp sau khi tiêm vắc xin dù rất hiếm: Người đã tiêm vắc xin phải được theo dõi cẩn thận.- Các trường hợp đòi hỏi sự quan tâm kỹ lưỡng trước khi tiêm chủng:+ Những người đang mắc bệnh như bệnh tim mạch, thận, gan, hoặc bệnh về máu hoặc các bệnh có tiến triển bất thường.+ Những người mà trong vòng 2 ngày trước khi tiêm chủng bị sốt hay bị các triệu chứng như phát ban, biểu hiện tình trạng dị ứng.+ Những người có tiền căn co giật.+ Những người từng được chẩn đoán khiếm khuyết miễn dịch.+ Những người mắc các bệnh đi kèm với bất thường chức năng hệ miễn dịch hay các bệnh phải áp dụng phương pháp điều trị làm ức chế chức năng hệ miễn dịch.+ Những người nghi ngờ bị dị ứng với bất cứ thành phần nào của vắc xin này.+ Người cao tuổi thường bị suy giảm các chức năng sinh lý, tốt nhất nên đánh giá cẩn thận tình trạng sức khỏe trước khi tiêm vắc xin.- Phụ nữ có thai và cho con bú:+ Chống chỉ định sử dụng trên phụ nữ có thai. Không nên có thai trong vòng 1 tháng sau khi tiêm chủng.+ Không có dữ liệu liên quan đến việc sử dụng ở phụ nữ cho con bú.- VARILRIX: Người đã tiêm mũi 1 Varilrix có thể tiêm mũi 2 với vắc xin khác trong trường hợp không có sẵn vắc xin cùng loại. Có thể tiêm liều đơn Varilrix cho người đã được tiêm 1 liều vắc xin thủy đậu khác trước đó.- Phòng ngừa biến chứng muộn của bệnh như bệnh Zona thần kinh: Các vắc xin ngừa thủy đậu không dùng để ngừa được nguy cơ phát triển bệnh Zona. Zona là nhóm bệnh lý có thể dự phòng được bằng vắc xin.
Tổng quan, có 02 loại vắc xin ngừa bệnh Zona đã được cấp phép đưa vào sử dụng trên thị trường toàn cầu. Bao gồm, vắc xin ngừa Zona được bào chế dưới dạng vắc xin sống giảm động lực, và vắc xin ngừa Zona được phát triển dưới công nghệ subunit với chất bổ trợ và có thể sử dụng được cho cả nhóm người lớn tuổi và bệnh nhân có tình trạng suy giảm miễn dịch. Từ 2017, Ủy Ban Kiểm Soát Thuốc và Thực Phẩm Hoa Kì (FDA) đã cấp phép vắc xin ở nhóm người lớn từ 50 tuổi trở lên. Năm 2021, mở rộng chỉ định sử dụng vắc xin ngừa bệnh do Herpes zoster (Zona) dưới dạng subunit và chất bổ trợ cho người từ 18 tuổi trở lên có nguy cơ phát triển bệnh Zona như mắc bệnh lý suy giảm miễn dịch hoặc cần dung thuốc ức chế miễn dịch. Lịch tiêm vắc xin subunit có chất bổ trợ được sử dụng 02 liều với lịch tiêm liều 01 cách liều 02 từ 2 đến 6 tháng.
Bài viết khác
- Bệnh Lao
- Bệnh viêm gan B
- Bệnh bạch hầu
- Bệnh ho gà
- Các bệnh xâm lấn do Hib
- Bệnh bại liệt
- Bệnh viêm dạ dày - ruột do vi rút Rota
- Các bệnh do phế cầu khuẩn
- Bệnh viêm màng não do não mô cầu
- Bệnh cúm mùa
- Bệnh sởi
- Bệnh viêm não Nhật Bản
- Bệnh Rubella
- Bệnh quai bị
- Bệnh viêm gan A
- Bệnh ung thư cô tử cung và các bệnh khác do HPV
- Bệnh dại
- Bệnh uốn ván
- Bệnh tả
- Bệnh thương hàn
- Bệnh sốt vàng
- Bệnh COVID-19