- Trang chủ
- /
- Thông tin bệnh học
- /
- Bệnh viêm màng não do não mô cầu
Bệnh viêm màng não do não mô cầu
- Thông tin chung- Tác nhân gây bệnh: Vi khuẩn não mô cầu Neisseria meningitidis (meningococcus). Dựa vào đặc tính kháng nguyên polysaccarit của vi khuẩn, vi khuẩn não mô cầu được chia thành 13 nhóm huyết thanh, trong đó có 6 nhóm: A, B, C, W-135, X và Y có khả năng gây dịch. Vi khuẩn nhóm A, B, C gây ra 90% ca bệnh. Ở các nước châu Âu và châu Mỹ La tinh vi khuẩn nhóm B, C gây bệnh là chủ yếu, nhóm nguy cơ cao thuộc về các trẻ dưới 5 tuổi, thanh thiếu niên, trong đó nhóm trẻ dưới 1 tuổi là nguy cơ cao nhất. Vi khuẩn nhóm A gây bệnh chủ yếu ở châu Phi và châu Á. Ở Việt Nam, một số dữ liệu gợi ý bệnh chủ yếu là do nhóm B có thể chiếm đến 90% số ca bệnh và nguy cơ cao nhất vẫn là trẻ dưới 1 và 5 tuổi.- Sức đề kháng: Rất yếu, ở trong dịch não tủy vi khuẩn sống được vài giờ, bị diệt bởi 56oC trong 30 phút hoặc 60oC trong 10 phút, có thể sống lâu dài ở -20oC.- Phương thức lây truyền: Lây truyền bằng tiếp xúc trực tiếp qua đường hô hấp với các hạt nước bọt bị nhiễm vi khuẩn não mô cầu từ người bệnh sang người cảm nhiễm. Sự lây truyền qua đồ vật là hiếm khi xảy ra.- Triệu chứng:+ Khởi phát đột ngột với các triệu chứng sốt, đau đầu dữ dội, buồn nôn, nôn vọt, táo bón và tăng kích thích da, cổ cứng, đau khớp/cơ, ban xuất huyết hình sao hoặc có thể có mụn nước, lú lẫn, lơ mơ, hôn mê, co giật (ở trẻ em), liệt. Có trường hợp xuất hiện mảng xuất huyết và sốc.+ Bệnh có các thể lâm sàng đa dạng như viêm màng não tủy cấp có mủ, nhiễm vi khuẩn huyết, viêm khớp, viêm màng trong tim, chỉ có sốt và/hoặc viêm mũi họng, nhiễm khuẩn không có triệu chứng (người lành mang vi khuẩn).- Biến chứng: Nhiễm trùng huyết, viêm mủ khớp, rối loạn thị giác, liệt nửa người, áp-xe não, tử vong.
-
Vắc xin dự phòng
STT Tên thương mại Nhà sản xuất Bản chất Lịch tiêm Đường tiêm 1 MENACTRA (ACYW-135) Sanofi (Pháp) Là vắc xin não mô cầu chứa huyết thanh nhóm A, C, Y, W – 135 polysaccharide cộng hợp giải độc tố bạch hầu. Liều dùng: 0,5ml
Lịch tiêm:
• Lịch tiêm cơ bản:
- Trẻ từ 9 tháng đến dưới 24 tháng tuổi: Tiêm 2 mũi cách nhau 3 tháng.
- Trẻ từ 24 tháng đến 55 tuổi: Tiêm 1 mũi duy nhất.
• Lịch tiêm nhắc lại:
- Tiêm 1 mũi nhắc lại cách mũi trước ít nhất 4 năm cho nhóm người có nguy cơ cao từ 15 - 55 tuổi.Tiêm bắp 2 BEXSERO (NHÓM B) GSK (Bỉ) Là vắc xin não mô cầu chứa 4 kháng nguyên của nhóm huyết thanh B bao gồm fHbp (protein gắn yếu tố H), NHBA (Kháng nguyên Neisserial gắn heparin), NadA (Neisseria adhesin A) và túi màng ngoài từ vi khuẩn Neisseria meningitidis nhóm B chủng NZ98/254 được đo bằng tổng lượng protein có chứa Por A P1.4 Liều dùng: 0,5ml
Lịch tiêm: Cho trẻ từ 2 tháng đến 5 tháng tuổi:
• Liệu trình ba mũi cơ bản:
- Mũi 1: lúc trẻ được 2 tháng tuổi
- Mũi 2: 1 tháng sau mũi đầu tiên
- Mũi 3: 1 tháng sau mũi thứ hai
- Mũi nhắc lại: một liều trong năm thứ hai cuộc đời với thời gian giãn cách ít nhất 6 tháng so với mũi 3.
• Liệu trình hai mũi cơ bản:
- Mũi 1: Lúc trẻ được 2 tháng tuổi.
- Mũi 2: 2 tháng sau mũi đầu tiên.
- Mũi nhắc lại: một liều trong năm thứ hai cuộc đời với thời gian giãn cách ít nhất 6 tháng so với mũi 2.
Trẻ lớn chưa tiêm vắc xin:
• 6-11 tháng tuổi: 2 mũi tiêm cơ bản, các mũi cách nhau ít nhất 2 tháng. Mũi nhắc lại được dùng một liều trong năm thứ hai với thời gian giãn cách ít nhất 2 tháng so với mũi thứ hai.
• 12-23 tháng tuổi: 2 mũi tiêm cơ bản, các mũi cách nhau ít nhất 2 tháng. Mũi nhắc lại được dùng với thời gian giãn cách 12-23 tháng so với mũi thứ hai.
Trẻ nhỏ từ 24 tháng, thanh thiếu niên, người trưởng thành chưa tiêm vắc xin: 2 mũi tiêm, các mũi cách nhau ít nhất 1 tháng.Tiêm bắp 3 VA - MEN - GOC - BC nstituto Finlay de Vacunas (Cuba) Là một phức hợp gồm màng ngoài tinh khiết nhóm huyết thanh B và polysaccharide vỏ nhóm huyết thanh C của vi khuẩn não mô cầu. Liều dùng: 0,5ml
Lịch tiêm:
• Lịch tiêm cơ bản: Trẻ từ 6 tháng tuổi đến 45 tuổi.
• Lịch tiêm nhắc lại: Tiêm sau mũi 1 là 6 đến 8 tuần.Tiêm bắp - Chống chỉ định- Dị ứng nặng (phản vệ) sau mũi tiêm trước hoặc với bất cứ thành phần nào của vắc xin. Sốt cao, bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, bệnh mạn tính đang tiến triển.- BEXSERO: Quá mẫn với các hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào được liệt kê trong phần “Thành phần định tính và định lượng”.- VA - MENGOC – BC: Có phản ứng nghiêm trọng xảy ra khi tiêm mũi đầu tiên thì chống chỉ định tiêm mũi thứ hai.- MENACTRA (ACYW 135):+ Người được chẩn đoán mắc hội chứng Guillain-Barré (GBS) nhạy cảm bất thường, liệt có thể tăng nguy cơ bị GBS sau khi tiêm MENACTRA. Cần lưu ý lợi ích và nguy cơ tiềm tàng khi quyết định sử dụng vắc xin.+ Người đang sốt, nhiễm khuẩn cấp tính, dị ứng đang tiến triển.
Tác dụng không mong muốn- Phản ứng thông thường: Đau, sưng, nóng nhẹ tại chỗ tiêm, chóng mặt, sốt nhẹ, dễ bị kích thích, tiêu chảy, hết sau vài giờ đến 1- 2 ngày.- Phản ứng nặng: Rất hiếm gặp sốt cao/kéo dài cần nhập viện, phản vệ, các phản ứng kiểu dị ứng (phát ban, mày đay, ban đỏ), nôn, cảm giác kiến bò, cảm giác kim châm (dị cảm), các triệu chứng như đau đầu, sốt, nhạy cảm với ánh sáng, cứng cổ (kích thích màng não), co giật, đau cơ hay đau khớp.
Những điều cần lưu ý- Cả 2 vắc xin cộng hợp và polysaccharide đều hiệu quả và an toàn khi sử dụng cho phụ nữ có thai. Vắc xin này không chống chỉ định tiêm cho phụ nữ có thai 3 tháng đầu tiên của thai kỳ và có thể tiêm trong trường hợp có nguy cơ bị lây nhiễm bệnh cao.- Không được tiêm bắp cho người bị rối loạn chảy máu như hemophili hoặc giảm tiểu cầu vì họ có thể bị chảy máu hoặc tụ máu tại chỗ tiêm.- Vắc xin cộng hợp được ưu tiên chọn trước vắc xin polysaccharide vì có khả năng tạo miễn dịch cộng đồng và tạo miễn dịch cao hơn so với vắc xin polysaccharide, đặc biệt ở trẻ < 2 tuổi.- BEXSERO:+ Cũng như các loại vắc xin khác, nên hoãn tiêm Bexsero cho những bệnh nhân đang sốt cao cấp tính nặng. Tuy nhiên, không nên hoãn tiêm nếu chỉ có các biểu hiện nhiễm trùng nhẹ.+ Đã có dữ liệu về tính sinh miễn dịch ở những người bị thiếu hụt bổ thể, cắt lách hoặc suy giảm chức năng lách.+ Có thể tiêm Bexsero đồng thời với các kháng nguyên vắc xin dưới dạng vắc xin đơn giá hoặc vắc xin phối hợp sau đây: bạch hầu, uốn ván, ho gà vô bào, Haemophilus influenzae típ b, bại liệt bất hoạt, viêm gan B, phế cầu cộng hợp, sởi, quai bị, rubella, thủy đậu, và não mô cầu cộng hợp nhóm A, C, W, Y. Các nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh rằng đáp ứng miễn dịch của các vắc xin được sử dụng thường qui không bị ảnh hưởng khi sử dụng cùng lúc với Bexsero. Hồ sơ an toàn của các vắc xin dùng chung không bị ảnh hưởng khi sử dụng đồng thời với Bexsero, ngoại trừ các tác dụng thường gặp như sốt, đau tại vị trí tiêm, thay đổi thói quen ăn uống và quấy khóc.- VA - MENGOC – BC: Thận trọng: Không tiêm cho phụ nữ có thai trừ khi thật cần thiết và nguy cơ dịch tễ học cao. Những bệnh nhân suy giảm miễn dịch hoặc đang điều trị suy giảm miễn dịch có thể không có đáp ứng đầy đủ với vắc xin.- Nên thực hiện lịch tiêm cơ bản hay một liều tiêm nhắc theo quy định ở tuổi 11-12 tuổi, nếu có nguy cơ cao, nhiễm vi khuẩn não mô cầu- Theo nguyên tắc chung về tiêm giữa các vắc xin bất hoạt và khuyến cáo của nhiều quốc gia trên thế giới về việc tiêm đồng thời giữa MenACWY và các vắc xin có thành phần MenC, MenAC hoặc MenACWY, có thể tiêm không cần khoảng cách giữa MenACWY-D (Menactra) và MenBC (VA- MENGOC-BC).- MENACTRA (ACYW-135):+ Bệnh nhân suy giảm miễn dịch, thiếu hụt bổ thể hoặc đang dùng các thuốc ức chế miễn dịch có thể không đáp ứng miễn dịch đầy đủ với vắc xin.+ Như tất cả các vắc xin dùng đường tiêm khác, phải thận trọng khi sử dụng vắc xin này cho người bị giảm tiểu cầu hay bị rối loạn đông máu vì có thể bị chảy máu sau khi tiêm bắp.
Bài viết khác
- Bệnh Lao
- Bệnh viêm gan B
- Bệnh bạch hầu
- Bệnh ho gà
- Các bệnh xâm lấn do Hib
- Bệnh bại liệt
- Bệnh viêm dạ dày - ruột do vi rút Rota
- Các bệnh do phế cầu khuẩn
- Bệnh cúm mùa
- Bệnh sởi
- Bệnh viêm não Nhật Bản
- Bệnh Rubella
- Bệnh quai bị
- Bệnh thủy đậu
- Bệnh viêm gan A
- Bệnh ung thư cô tử cung và các bệnh khác do HPV
- Bệnh dại
- Bệnh uốn ván
- Bệnh tả
- Bệnh thương hàn
- Bệnh sốt vàng
- Bệnh COVID-19