- Trang chủ
- /
- Thông tin bệnh học
- /
- Bệnh tả
Bệnh tả
- Thông tin chung- Tác nhân gây bệnh: Vi khuẩn tả Vibrio cholera.- Phương thức lây truyền: Bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa, theo đường phân - miệng. Lây nhiễm qua ăn uống, sử dụng thực phẩm sống hoặc nước bị nhiễm bẩn từ phân, hải sản nhiễm bẩn chưa chín.- Triệu chứng: Có thể không có triệu chứng. Triệu chứng điển hình: Tiêu chảy xối xả nhiều lần, phân nước đục như nước vo gạo, nôn, dấu hiệu mất nước (khát, niêm mạc khô, da nhăn, mắt trũng), chuột rút. Tỷ lệ tử vong khoảng 5%, có thể lên đến 50%.- Biến chứng: Sốc mất nước, trụy tim mạch, suy thận, tử vong.
-
Vắc xin dự phòng
STT Tên thương mại Nhà sản xuất Bản chất Lịch tiêm Đường tiêm 1 mORCVAC Vabiotech, (Việt Nam) Vắc xin bất hoạt, toàn tế bào vi khuẩn Vibrio cholera Liều uống: 1,5 ml
Lịch uống: Từ 2 tuổi trở lên
• Lịch uống cơ bản: 2 liều cách nhau 14 ngày.
• Lịch uống nhắc lại: 2 liều cách nhau 14 ngày trước mùa dịchĐường uống - Chống chỉ định- Trẻ <2 tuổi.- Bị dị ứng hay mẫn cảm với một trong các thành phần của thuốc.- Các trường hợp nhiễm trùng đường ruột cấp tính; mắc các bệnh cấp tính và mạn tính đang thời kỳ tiến triển.- Đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, thuốc chống ung thư.
Tác dụng không mong muốn- Phản ứng thông thường: Sốt nhẹ, khó chịu, nôn, buồn nôn; qua khỏi nhanh chóng.- Phản ứng nặng: Hầu như không có; rất hiếm gặp đau đầu, đau bụng, sốt, tiêu chảy.
Những điều cần lưu ý- Không phải tất cả những người dùng vắc xin sẽ được bảo vệ đầy đủ chống lại bệnh tả. Do đó cần phải kết hợp với các biện pháp phòng ngừa khác như tránh tiếp xúc với nguồn bệnh hoặc ăn thực phẩm bị ô nhiễm hoặc uống nước không đảm bảo vệ sinh, rửa tay trước khi ăn và sau khi sử dụng nhà vệ sinh.- Đối với các vắc xin và thuốc khác dùng qua đường miệng: Không dùng trước và sau trong vòng 1 giờ khi dùng vắc xin tả.- Không dùng cho phụ nữ có thai trừ trường hợp cần thiết. Cần cân nhắc sử dụng vắc xin tả cho phụ nữ cho con bú.
Bài viết khác
- Bệnh Lao
- Bệnh viêm gan B
- Bệnh bạch hầu
- Bệnh ho gà
- Các bệnh xâm lấn do Hib
- Bệnh bại liệt
- Bệnh viêm dạ dày - ruột do vi rút Rota
- Các bệnh do phế cầu khuẩn
- Bệnh viêm màng não do não mô cầu
- Bệnh cúm mùa
- Bệnh sởi
- Bệnh viêm não Nhật Bản
- Bệnh Rubella
- Bệnh quai bị
- Bệnh thủy đậu
- Bệnh viêm gan A
- Bệnh ung thư cô tử cung và các bệnh khác do HPV
- Bệnh dại
- Bệnh uốn ván
- Bệnh thương hàn
- Bệnh sốt vàng
- Bệnh COVID-19