Bệnh thương hàn

  • Thông tin chung
    - Tác nhân gây bệnh: Vi khuẩn thương hàn Salmonella typhi.
    - Phương thức lây truyền: Qua đường tiêu hóa, qua thực phẩm hoặc nước bị nhiễm vi khuẩn thương hàn.
    - Triệu chứng: Có thể không có triệu chứng. Triệu chứng điển hình: Sốt, ớn lạnh, đau cơ, nhức đầu, mệt mỏi, đau đầu, chán ăn, bụng chướng, buồn nôn, tiêu chảy xen kẽ với táo bón, hồng ban ở bụng (5-30%), ngực, hông, li bì, mê sảng.
    - Biến chứng: Các biến chứng xảy ra ở 10-15% số trường hợp mắc, trong đó thường gặp xuất huyết tiêu hóa, thủng ruột, viêm não màng não thương hàn. Xuất huyết tiêu hóa, do các mảng Peyers bị viêm xung huyết (chảy máu) là biến chứng thường gặp nhất.
     
  • Vắc xin dự phòng
    STT Tên thương mại Nhà sản xuất Bản chất Lịch tiêm Đường tiêm
    1 TYPHIM Vi Sanofi (Pháp) Polysaccharide của Salmonella typhi chủng Ty2. Liều dùng: 0,5 ml

    Lịch tiêm: Người trên 2 tuổi:
    • Lịch tiêm cơ bản: 1 mũi.
    • Lịch tiêm nhắc lại: Mỗi 3 năm nếu có nguy cơ phơi nhiễm
    Tiêm bắp hoặc tiêm dưới da
    2 Vivotif Crucell Switzerland AG (Thụy Sĩ) Vi khuẩn sống giảm độc lực chủng Salmonella enterica serovar Typhi Ty21a. Liều uống: Viên nang

    Lịch uống: Người trên 5 tuổi:
    • Lịch uống cơ bản: 1 viên vào các ngày 1, 3, 5.
    • Lịch uống nhắc lại: Mỗi 3 năm, 1 viên vào các ngày 1, 3, 5.
    Đường uống
  • Chống chỉ định
    - Bị dị ứng hay mẫn cảm với một trong các thành phần của thuốc.
    - Không được tiêm bắp cho người có rối loạn chảy máu như hemophili hoặc giảm tiểu cầu.
    - Người đang điều trị đồng thời với các thuốc ức chế miễn dịch khác, mắc bệnh cấp tính hoặc bệnh dạ dày – ruột cấp.
    - Suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải.

    Tác dụng không mong muốn
    - TYPHIM Vi
    + Phản ứng thông thường: Đau, sưng nóng nhẹ tại chỗ tiêm; khó chịu, chóng mặt, sốt nhẹ; qua khỏi nhanh chóng.
    + Phản ứng nặng: Rất hiếm gặp phản ứng toàn thân như sốt, đau cơ, buồn nôn, đau bụng hoặc phản vệ.
    - Vivotif
    + Hệ thần kinh: Đau đầu, chóng mặt.
    + Rối loạn tiêu hóa: Đau bụng, tiêu chảy, nôn.
    + Da: Viêm da, phát ban, nổi mề đay.
    + Xương khớp: Đau cơ, đau khớp.

    Những điều cần lưu ý
    - TYPHIM Vi
    + Hoãn tiêm với người đang bị sốt hay bệnh mãn tính đang tiến triển.
    + Không tiêm vắc xin vào lòng mạch máu.
    + Không bảo vệ cơ thể phòng bệnh thương hàn do các vi khuẩn khác (Salmonella paratyphi A/B).
    + Có thể tiêm cùng lúc với các vắc xin khác (viêm gan A/B, sốt vàng, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, dại, viêm màng não do não mô cầu nhóm A/C) trong cùng một đợt chủng ngừa.
    + Phụ nữ có thai và cho con bú: Chỉ được sử dụng vắc xin khi có ý kiến của bác sĩ. Có thể tiêm khi đang cho con bú.
    - Vivotif
    + Không uống khi bị sốt cấp tính hoặc bệnh dạ dày - ruột cấp và trong vòng 3 ngày sau khi uống kháng sinh.
    + Nếu có kế hoạch dự phòng sốt rét, nên uống vắc xin cách nhau ít nhất 3 ngày giữa liều cuối cùng và liều dự phòng sốt rét hoặc ngừng thuốc dự phòng sốt rét 3 ngày trước khi sử dụng vắc xin.