- Trang chủ
- /
- Thông tin bệnh học
- /
- Bệnh cúm mùa
Bệnh cúm mùa
- Thông tin chung- Tác nhân gây bệnh:+ Vi rút cúm mùa Influenzavirus, có 3 típ vi rút cúm A, B, C. Vi rút cúm A gồm các phân típ dựa vào kháng nguyên bề mặt hemagglutinin (H) và neuraminidase (N). Hiện nay phân típ cúm A/H1N1, A/H3N2 lưu hành rộng rãi ở người. Vi rút cúm B không chia thành các phân típ nhưng có 2 dòng đặc tính kháng nguyên khác biệt đang lưu hành ở người. Vi rút cúm C liên quan đến các ca bệnh tản phát, không gây dịch lớn vì thế trong thành phần của vắc xin cúm mùa chỉ có vi rút cúm A và B.+ Vi rút cúm có sức đề kháng yếu, dễ bị bất hoạt bởi bức xạ mặt trời, tia tử ngoại, dễ bị tiêu diệt ở nhiệt độ 56oC và các chất hòa tan lipid như ete, formol, cloramin, cresyl, cồn… Tuy nhiên vi rút cúm có thể tồn tại hàng giờ ở ngoại cảnh, đặc biệt khi thời tiết lạnh và độ ẩm thấp. Ở nhiệt độ 0oC - 4oC vi rút tồn tại được vài tuần, ở -20oC và đông khô sống được hàng năm.- Phương thức lây truyền: Bệnh cúm là một bệnh lây nhiễm rất cao, lan truyền nhanh, có thể gây dịch và đại dịch. Bệnh lây lan qua đường hô hấp, qua các giọt nhỏ dịch tiết mũi họng có chứa vi rút cúm do bệnh nhân ho, hắt hơi… Tỷ lệ lây lan càng mạnh khi tiếp xúc trực tiếp và mật thiết, đặc biệt ở nơi tập trung đông người như trường học, nhà trẻ. Trong điều kiện thời tiết lạnh và ẩm thấp, tế bào đường hô hấp của người dễ bị tổn thương, làm tăng tính cảm nhiễm với bệnh.- Triệu chứng: Sốt, đau đầu, đau cơ, sổ mũi, đau họng, rất mệt, ho. Ho thường nặng và kéo dài. Có thể kèm theo các triệu chứng đường tiêu hóa (buồn nôn, nôn, tiêu chảy), đặc biệt ở trẻ em. Thông thường bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày. Ở trẻ em và người lớn tuổi, người mắc bệnh mạn tính về tim, phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu, hoặc người suy giảm miễn dịch, bệnh có thể diễn biến nặng hơn.- Biến chứng: Viêm tai, viêm phế quản, viêm phổi, viêm não, tử vong.
-
Vắc xin dự phòng
STT Tên thương mại Nhà sản xuất Bản chất Lịch tiêm Đường tiêm 1 FluaRIX GSK (Bỉ) Là vắc xin cúm bất hoạt (phân tách từ tiểu phân vi rút, tức virion), chứa các kháng nguyên (được nhân bản trong phôi trứng) tương đương với các típ và phân típ. Liều dùng:
• Trẻ từ 6 đến 35 tháng tuổi: 0,25ml hoặc 0,5ml.
• Từ 3 tuổi trở lên: 0,5ml.
Lịch tiêm cơ bản:
• Nên tiêm vắc xin trước khi vào mùa cúm và tiêm mũi thứ hai sau ít nhất 4 tuần cho những trẻ chưa từng tiêm vắc xin trước đó.Tiêm bắp hoặc tiêm dưới da. 2 INFLUVAC ABBOTT (Hà Lan) Là vắc xin vi rút cúm bất hoạt đa giá dựa trên kháng nguyên bề mặt các chủng A và B của Myxovirus influenza. Liều dùng:
• Trẻ từ 6 đến 35 tháng tuổi: 0,25ml hoặc 0,5ml.
• Từ 3 tuổi trở lên: 0,5ml.
Lịch tiêm cơ bản:
• Với những trẻ trước đó chưa được tiêm chủng thì cần phải tiêm thêm mũi 2 sau mũi 1 với khoảng thời gian tối thiểu là 4 tuần.Tiêm bắp hoặc tiêm dưới da. 3 INFLUVAC TETRA ABBOTT (Hà Lan) Là vắc xin vi rút cúm bất hoạt tứ giá chứa kháng nguyên bề mặt của virus cúm các chủng A và B. Liều dùng: 0,5 ml
• Trẻ >=6 tháng tuổi đến người lớn.
Lịch tiêm:
• Với những trẻ <9 tuổi trước đó chưa được tiêm chủng thì cần phải tiêm thêm mũi 2 sau mũi 1 với khoảng thời gian tối thiểu là 4 tuần.Tiêm bắp hoặc tiêm dưới da. 4 VAXIGRIP TETRA Sanofi (Pháp) Vắc xin cúm mùa tứ giá, dạng mảnh bất hoạt, cấy trên trứng gà có phôi Liều dùng: 0,5 ml
• Người lớn: 1 mũi
• Trẻ em từ 6 tháng - 17 tuổi: 1 mũi 0,5 ml. Trẻ dưới 9 tuổi chưa được tiêm ngừa cúm trước đó phải tiêm mũi thứ 2 cách mũi đầu tiên ít nhất 4 tuầnTiêm bắp hoặc tiêm dưới da. 5 GC FLU Quadrivalent Pre-filled Syringe inj Green Cross Coporation (Hàn Quốc) Là vắc xin chứa các kháng nguyên được phân tách từ vi rút cúm, vi rút được nuôi cấy trong trứng đã có phôi, phân ly và bất hoạt bằng formaldehyde. Liều dùng: 0,5ml
Lịch tiêm:
• Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên đến người lớn: 1 mũi, nhắc lại hàng năm.
• Trẻ em dưới 9 tuổi: Chưa bị nhiễm cúm hay chưa tiêm vắc xin cúm trước đó nên tiêm mũi thứ 2 cách mũi 1 ít nhất 4 tuần.Tiêm bắp - Ghi chú/Giải thích:
Từ tháng 6/2021, Sanofi thay Vaxigrip bằng Vaxigrip Tetra (vắc xin cúm mùa tứ giá) nên các thông tin sản phẩm thay đổi theo
Chống chỉ định- Dị ứng nặng (phản vệ) sau mũi tiêm trước hoặc với bất cứ thành phần nào của vắc xin.- Có quá mẫn với hoạt chất, với bất kỳ tá dược nào, với trứng, với thịt gà, formaldehyde, gentamicin sulphate hoặc sodium deoxycholate, protein gà, cetyltrimethylammonium bromide, polysorbate 80, polymycin B hoặc neomycin.- Hoãn việc tiêm chủng với những bệnh nhân ốm nặng hoặc suy dinh dưỡng.- Người bị mắc bệnh hô hấp cấp tính, nhiễm trùng cấp tính hoặc bệnh truyền nhiễm cấp tính khác.- Không được tiêm bắp cho người có rối loạn chảy máu như hemophili hoặc giảm tiểu cầu.- Người có triệu chứng động kinh trong vòng 1 năm trước khi tiêm chủng.- Người có hội chứng Guillain – Barre trong vòng 6 tuần kể từ lần chủng ngừa cúm trước hoặc người bị rối loạn thần kinh.- GCFLU QIV:+ Người bị dị ứng với trứng, thịt gà, mọi sản phẩm từ thịt gà.+ Người bị sốt trong vòng 2 ngày hoặc có triệu chứng dị ứng như phát ban toàn thân sau tiêm tại lần tiêm phòng trước.+ Người bị rối loạn tim mạch, rối loạn thận hoặc bệnh gan trong khi bệnh đang giai đoạn cấp tính, hoặc trong giai đoạn đang hoạt động.
Tác dụng không mong muốn- Phản ứng thông thường: Đau, sưng nóng nhẹ tại chỗ tiêm; chóng mặt, sốt nhẹ, quấy khóc; qua khỏi nhanh chóng.- Phản ứng nặng: Rất hiếm gặp phản ứng dị ứng nặng; sốt cao/kéo dài cần nhập viện; phản vệ.- Inflexal V: Phản ứng hiếm gặp viêm mạch máu, kèm theo ảnh hưởng đến thận. Rối loạn thần kinh, đau dây thần kinh, rối loạn cảm giác, co giật, giảm tiểu cầu thoáng qua.- GC FLU QVI:+ Viêm não: Viêm não cấp tính rất hiếm gặp khi xảy ra, với các triệu chứng như: sốt, đau đầu, co giật, rối loạn vận động, rối loạn ý thức thường xảy ra trong vòng 2 tuần sau khi tiêm.+ Rối loạn hệ thần kinh tạm thời có thể xảy ra, đau dây thần kinh, xuất huyết não hoặc viêm hệ thần kinh (ví dụ như hội chứng Guillain-Barre).
Những điều cần lưu ý- Hoãn tiêm chủng với người bị sốt cao hoặc nhiễm trùng cấp tính, người bị đáp ứng miễn dịch kém (do bị suy giảm miễn dịch hay dùng các thuốc có ảnh hưởng đến hệ miễn dịch) thì cần báo cho bác sĩ để đưa ra quyết định có nên tiêm vắc xin hay không.- Có thể tiêm cùng các vắc xin khác nhưng phải tiêm ở các vị trí khác nhau.- Có thể tiêm vắc xin cúm vào bất kì giai đoạn nào của thai kỳ và cho con bú.- Với người có miễn dịch kém, có thể cân nhắc tiêm mỗi 6 tháng thay vì 1 lần hàng năm. Có thể dùng nhiều loại vắc xin cúm hoán đổi với nhau chứ không phải dùng duy nhất một loại.
Bài viết khác
- Bệnh Lao
- Bệnh viêm gan B
- Bệnh bạch hầu
- Bệnh ho gà
- Các bệnh xâm lấn do Hib
- Bệnh bại liệt
- Bệnh viêm dạ dày - ruột do vi rút Rota
- Các bệnh do phế cầu khuẩn
- Bệnh viêm màng não do não mô cầu
- Bệnh sởi
- Bệnh viêm não Nhật Bản
- Bệnh Rubella
- Bệnh quai bị
- Bệnh thủy đậu
- Bệnh viêm gan A
- Bệnh ung thư cô tử cung và các bệnh khác do HPV
- Bệnh dại
- Bệnh uốn ván
- Bệnh tả
- Bệnh thương hàn
- Bệnh sốt vàng
- Bệnh COVID-19